Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI GHỦ NGHĨA CỦA CÁC HỌC GIẢ CHỐNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN NAY


--Tuhq--
Theo nguyên nghĩa văn tự Hy Lạp, dân chủ xuất phát từ thuật ngữ “demokratos”, trong đó demo có nghĩa là nhân dân và kratos nghĩa là cai trị. Theo cách diễn đạt này, thuật ngữ dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị. Về sau, dân chủ được các nhà tư tưởng chính trị quan niệm là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, một nền dân chủ đúng nghĩa thì phải bảo đảm các yếu tố cơ bản sau đây: Một là, thừa nhận nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Hai là, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng giữa các công dân, sự bình đẳng ấy được thể hiện bằng sự bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật.Ba là, thừa nhận nhân dân là cội nguồn của quyền lực.
Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa bằng chế độ nhà nước và pháp luật, theo đó dân chủ cũng được thực hiện dưới hình thức nhà nước với các tên thường gọi như là “chính thể dân chủ”, “chế độ dân chủ”, hay đơn giản hơn là “nền dân chủ”.
Dân chủ với những nội dung và hình thức biểu hiện của nó luôn thay đổi, biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác trong suốt chiều dài lịch sừ. Tức là dân chủ bị quy định bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của các quốc gia - dân tộc khác nhau, qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và dân chủ cũng luôn phát triển trên cơ sở phát triển của các điều kiện đó. Mỗi bước phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đều dẫn tới những bước phát triển kéo theo của dân chủ. Ngược lại, sự phát triển dân chủ bao giờ cũng tác động mạnh mẽ trở lại đối với sự phát triên của kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
Cuộc đấu tranh của nhân dân cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản trong lòng chế độ xã hội phong kiến đã thể hiện sự đoạn tuyệt khá triệt để của giai cấp tư sản đối với tư tưởng chuyên chế phong kiến. Trong nền dân chủ tư sản, nhiều yêu cầu về quyền công dân, quyền con người được ghi nhận về pháp lý, nhiều khát vọng về tự do của con người (tự do đi lại, tự do cư trú, tự do hội họp...) được pháp luật thừa nhận.
Có thể nói, nền dân chủ tư sản đã có những cống hiến hết sức to lớn đối với lịch sử tiến hóa nhân loại, nhưng nó cũng mắc phải những hạn chế rất lớn. Những hạn chế đó xét đến cùng là do nền dân chủ đó được xây dựng trên nền tảng bất di, bất dịch là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, là nguồn gốc của chế độ người bóc lột người. Giai cấp tư sản thường ca ngợi và tuyên truyền cho nền dân chủ của họ là nền “dân chủ thuần tuý”, dân chủ tư sản không có tính chất chuyên chính, không mang tính chất giai cấp nên nó mở rộng vô bờ bến. Ngày nay, giai câp tư sản càng có thiện tâm thiện ý “đề cao dân chủ, dân quyền”. Tuy nhiên, V.I.Lênin đã chỉ ra một sự thật là: Quyền sở hữu về những tư liệu sản xuất và chính quyền mà nằm trong tay bọn bóc lột, thì không thể nào nói đến tự do chân chính, bình đẳng chân chính cho những người bị bóc lột, nghĩa là cho đại đa số nhân dân được.
Nền dân chủ tư sản là chế độ bảo vệ quyền lực thống trị của giai cấp tư sản đối với toàn thể nhân dân lao động. Bên cạnh đó, nó đề cao quyền tự do cá nhân dẫn tới cá nhân cực đoan thực dụng - dẫn đến lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với lợi ích của xã hội. Điều này đã dẫn đến nhiều khuyết tật không thể tránh khỏi đã nảy sinh trong xã hội tư bản như: sự phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng xã hội, tình trạng thấtnghiệp, sự áp bức, bóc lột người lao động, ô nhiễm môi trường,... Cho nên, về thực chất có thể thấy dân chủ tư sản vẫn không phải là nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, mà chỉ là nhà nước của giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích của giai câp tư sản và thực hiện sự thống trị đối với nhân dân lao động. V.I.Lênin cho rằng: Ngay trong giai đoạn phát triển nhất của nền cộng hòa dân chủ tư sản thì chế độ dân chủ ấy vẫn bị giới hạn trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư sản, thực ra nó chỉ là chế độ dân chủ đối với thiểu số mà thôi.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời trên cơ sở kế thừa các giá trị dân chủ trước nó, nhất là kế thừa các giá trị của nền dân chủ tư sản. Bởi vì, trong bức tranh chung về tiến trình phát triển của lịch sử, chế độ tư bản chủ nghĩa là nấc thang cận kề để từ đó bước lên nấc thang tiếp theo là chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu dân chủ mà chủ nghĩa tư bản đạt được là thành quả tích lũy của loài người trong quá trình tiến hóa lâu dài, từ thâp đến cao, mà chỉ từ đó mới có thể tiến lên một nền dân chủ cao hơn. Tuy thế, dân chủ xã hội chủ nghĩa khác về chất so với dân chủ tư sản. Khi so sánh nền dân chủ tư sản và nền dẫn chủ xã hội chủ nghĩa, V.LLênin đã đi đến một tư tưởng khái quát: Dân chủ vô sản là thứ dân chủ gấp triệu lân dân chủ tư sản.
Nền dân chủ tư sản còn tuyệt đối hóa thuyết đa nguyên chính trị, coi đó là chế độ duy nhất bảo đảm dân chủ. Vì vậy, nhiều quan điểm cho rằng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên nguyên tắc nhất nguyên chính trị, dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất là đảng cộng sản sẽ không thể bảo đảm dân chủ thật sự.
Có thể thấy, vân để đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đôi lập xuất hiện và được bàn luận, đề cập nhiều từ thê kỷ XIX, khi giai cấp tư sản đang độc quyền thống trị xã hội. Lúc đầu, tư tưởng “đa nguyên luận” nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng độc quyển, mất dân chủ của giới tài phiệt và một số chính trị gia tư sản, bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư và lợi ích của một số nhóm nhỏ trong xã hội. Tuy nhiên, tư tưởng “đa nguyên luận” không đạt được mục đích của mình là dân chủ hóa xã hội mà chỉ hình thành nên một số đảng phái trong xã hội nhằm phân chia, tranh giành quyền lực lẫn nhau.
Đa nguyên, đa đảng cũng có những yếu tố tích cực nhất định nhưng thực chất đa nguyên, đa đảng không đồng nhất với dân chủ. Đa nguyên, đa đảng không phải là yếu tố duy nhất, nền tảng duy nhất bảo đảm được dân chủ đích thực mà bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ là một giá trị xã hội, được hình thành và bảo đảm bởi nhiều yếu tố, trong đó có lực lượng cầm quyền xã hội, cơ chế quản lý xã hội và trình độ làm chủ của người dân... Vì vậy, một đảng lãnh đạo không đồng nhất với độc tài lãnh đạo, không đồng nhấtvới mất dân chủ. Không nhất thiết cứ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có dân chủ thực sự và không có đa nguyên, đa đảng thì không có dân chủ.
Ngoài ra, đa nguyên chính trị là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử tồn tại nhiều đảng phái có những lợi ích căn bản mâu thuẫn với nhau. Do vậy, nếu đa nguyên chính trị thì tất yếu dẫn tới tồn tại nhiều đảng phái đối lập, song không thể có điều ngược lại, nếu các đảng không có những lợi ích căn bản đối lập. Vì vậy, đa nguyên hay nhất nguyên là xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn lịch sử chứ không phải là khuôn mẫu cho mọi nền dân chủ.
Giai cấp tư sản cho rằng nền dân chủ của họ là nền “dân chủ thuần tuý”, dân chủ tư sản không có tính chất chuyên chính, nhà nưóc tư sản với cơ chế tam quyền phân lập mới có thể bảo đảm được dân chủ. Vì vậy, các thế lực thù địch đã đưa ra quan điểm phủ nhận Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cho rằng đó là bộ máy chuyên chính, với cơ chế quyền lực thống nhất, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản thì không thể nào bảo đảm dân chủ được. Đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản, đòi thực hiện cơ chế tam quyền phân lập trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Về vấn đề này, khi xem xét dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có dân chủ phi giai cấp, dân chủ chung chung. Trong xã hội có giai cấp, việc thực hiện dân chủ cho những tập đoàn người này đã loại trừ hay hạn chế dân chủ của tập đoàn người khác. Một chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị.
Vì vậy, như đã phân tích ở trên, dân chủ tư sản không phải là nền dân chủ thuần túy, mà đó là nền chuyên chính của giai cấp tư sản đối với đông đảo nhân dân lao động thông qua nhà nước tư bản chủ nghĩa.
Trong chế độ dân chủ tư sản, quyền lực được nhân dân ủy quyềnqua cái gọi là khế ước xã hội” đã bị giai cấp tư sản sử dụng để thống trị lại nhân dân vì lợi ích của bản thân giai cấp đó. Chế độ “bầu cử tự do” trong các nước tư bản chủ nghĩa đã biến thành “tự do” của nhân dân lựa chọn những người thống trị mình, chứ không phải lựa chọn những người đại diện cho lợi ích của mình. Sự phân chia quyền lực trong nhà nước tư bản theo cơ chế tam quyền phân lập, thực chất chỉ là sự phân chia giữa các thế lực tư bản, quần chúng không phải là chủ thể của bất kỳ quyền lực nào trong đó. Pháp luật với tư cách là công cụ quản lý nhà nước trong chủ nghĩa tư bản không gì khác hơn là “ý chí của giai cấp tư sản đưa lên thành luật” (C.Mác). Do vậy, quản lý theo pháp luật thực sự là quản lý vì lợi ích của giai cấp tư sản, không phải vì lợi ích chung.
Trong khi coi chế độ dân chủ tư sản là bước lớn trong lịch sử, V.I.Lênin chỉ ra: “Phải đề phòng, không một lúc nào quên thực chất tư sản của chế độ “dân chủ” đó, tính chất tương đối và hạn chế của nó về mặt lịch sử, phải đề phòng không được nhiễm phải cái “lòng tin mê muội” vào “nhà nước”, không được quên rằng ngay cả trong một chế độ cộng hòa dân chủ nhất, chứ không nói trong một chế độ quân chủ nữa, thì nhà nước... là cái gì khác hơn là một bộ máy áp bức của giai câp này đối với giai cấp khác”.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó. Đây cũng chính là đặc trưng bản chất chính trị của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước là thiết chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân. Nó cũng là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi mưu đồ đi ngược lại lợi ích của nhân dân; là thiết chế tổ chức có hiệu quả việc xây dựng xã hội mới; là công cụ hữu hiệu để vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện...
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nguồn gốc và bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Theo đó, nhân dân thông qua lập hiến mà trao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ và các cơ quan tư pháp. Quyền lực nhà nước dẫu là quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều có chung một nguồn gốc thống nhất là ở nhân dân, đều do nhân dân ủy quyền, giao quyền. Do vậy, nói quyền lực nhà nước là thống nhất, trước tiên là sự thông nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung chính trị của nhà nước đó là xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, quan điểm quyền lực nhà nước là thông nhất nói trên còn là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước đề cao trách nhiệm trước nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước nên tất yếu nhân dân phải phân công và kiểm soát quyền lực đó. Đó cũng là cơ sở để không có chỗ cho các yếu tố cực đoan, đối lập, thiếu trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các quyền, nhất là quyền lập pháp và quyền hành pháp. Đồng thời, đó cũng là điều kiện để hình thành cơ chế kiểm soát, nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các quyền từ bên trong tổ chức quyền lực nhà nước cũng như từ bên ngoài là nhân dân. Có thể nói, mục tiêu cuối cùng của quan điểm thống nhất quyền lực nhà nước là phục vụ nhân dân, thực hiện “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” chứ không phải để phân tách, phân rã quyền lực của nhân dân như các thiết chế tam quyền phân lập. Trên cơ sở đó, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới thực sự là bộ máy chuyên chế của nhân dân lao động nhằm bảo đảm thực hiện quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng thành công nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Sự ra đời của một nền dân chủ mới - dân chủ xã hội chủ nghĩa tất yếu gắn liền với quá trình ra đời của chủ nghĩa xã hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa thực hiện dưới nhiều hình thức, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và được pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo đảm. Có dân chủ hay không có dân chủ, dân chủ nhiều hay ít, dân chủ thực sự hay dân chủ hình thức... không tuỳ thuộc vào chế độ một đảng hay nhiều đảng. Không phải chỉ thực hiện “đa nguyên, đa đảng” mới có dân chủ. Xét đến cùng và quan trọng nhất có dân chủ hay không là thể hiện ở chỗ quyền lực và quyền lợi có thuộc về người dân hay không? Để thực sự phát huy quyền làm chủ của mỗi ngưòi dân, để mỗi công dân thể hiện đầy đủ nhất quyền lợi và trách nhiệm làm chủ của mình đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng một cách đồng bộ của nhiều thành tố, trong đó có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, chức năng quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là công cụ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Trước tình hình thực tế đang có những diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay, các thế lực thù địch muốn lợi dụng dân chủ để gây mất ổn định chính trị, phá hoại chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng vẫn chứng minh được tính đúng đắn, khoa học của nó. Điều này càng được thể hiện rõ qua thực tiễn thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta hơn 80 năm qua.

1 nhận xét:

  1. Hiện nay, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của chúng là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.

    Trả lờiXóa