Gần đây, quyển
sách “Gạc Ma- Vòng tròn bất tử” đã được xuất bản sau một ành trình
dài chạy đến các nhà xuất bản, các nhà in. Việc chậm trễ đó là
có nguyên do. Ngay khi vừa ra mắt lại tiếp tục vấp phải sự phản đối
dữ dội từ cộng đồng mạng xã hội nhất là trên Facebook. Và điều dĩ
nhiên là đã phải gần như tức thời đính chính. Thật là một việc làm
bất cẩn quá chừng của những người biên tập, những tác giả của cuốn
sách này…. Tôi có tò mò và nhìn xem vì sao lại xẩy ra cơ sự như
vậy? Thực tình càng tìm hiểu thì càng thấy rất nhiều sạn, những
lỗi ấy không thể chấp nhận được. Tôi xin cung cấp thêm một số nhận
định của các nhà chuyên môn, các nhận định có cơ sở, như vậy:
Cuốn sách “Gạc Ma
- Vòng tròn bất tử” cuả nhiều tác giả, do Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên là
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam làm chủ biên đã được Nhà xuất bản
Văn học xuất bản theo Quyết định số 746/QĐ-VH-2018 ngày 24/4/2018 với số lượng
10.000 cuốn. Mặc dù, từ năm 2015, nhà quản lý đã không thông qua và nhiều
nhà xuất bản đã từ chối in sách này. Sau khi các cơ quan, đơn vị đã
thẩm định, báo cáo đề xuất Hội đồng thẩm định của Ban Tuyên giáo Trung ương
không nên cho phát hành cuốn sách trên vì có nhiều nội dung nhạy cảm, thiếu
tính chính xác, thiếu khách quan về các tư liệu lịch sử liên quan đến sự kiện
Gạc Ma (ngày 14/3/1988) và mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Sau một số lần
biên tập, chỉnh sửa tháng 7/2018 cuốn sách được phát hành, trong xã hội đã có
nhiều luồng dư luận khác nhau. Về dư luận xã hội liên quan đến cuốn sách:
- Một bộ phận các
tầng lớp nhân dân tỏ ý đồng tình, ủng hộ việc phát hành cuốn sách, cho rằng
việc phát hành cuốn sách chính là sự tưởng nhớ, tri ân các chiến sĩ Gạc Ma đã
chiến đấu và anh dũng hi sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo; cuốn sách cũng là
lời nhắc nhở các thế hệ hôm nay, cần phát huy truyền thống các thế hệ cha ông,
quyết tâm đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Một bộ phận các
nhà khoa học, sử học (trong đó có cả một số đồng chí tham gia vào quá trình
biên tập, phát hành cuốn sách) tỏ tâm lý vui mừng, phấn khởi sau một khoảng
thời gian dài vất vả tìm tòi, nghiên cứu, gặp các nhân chứng lịch sử, quá trình
xin ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng, các nhà xuất bản..., đến nay
cuốn sách được xuất bản trong niềm mong đợi của nhiều độc giả, nhất là thân
nhân của các chiến sĩ Gạc Ma.
- Một số nhân
chứng lịch sử, cựu chiến binh phản đối mạnh mẽ, không đồng tình với việc phát
hành cuốn sách, vì các lý do như:
(1) Thông tin tư
liệu để viết cuốn sách chủ yếu khai thác từ lời kể của một số rất ít nhân
chứng, nên thiếu tính khách quan; cuốn sách có nhiều sai sót, mâu thuẫn giữa
các số liệu, tư liệu lịch sử, quan điểm chính trị, chủ đề tư tưởng; trong đó có
những sai sót rất nghiêm trọng về quan điểm, chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước, Quân đội trong sự kiện Gạc Ma;
(2) Những câu
chuyện kể, cùng với cách dùng từ cảm xác quá mạnh, so sánh quá mức sẽ khơi gợi
lại nỗi đau, sự oan uổng, gây tâm lý hiểu lầm về sự đối xử của Đảng, Nhà nước
và Quân đội đối với những người đã chiến đấu, hi sinh; sự quan tâm, chế độ
chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội đố với thân nhân các liệt sĩ Gạc Ma;
(3) Một số tỏ
thái độ phản đối gay gắt với Thiếu tướng Lê Mã Lương, người không tham gia sự
kiện Gạc Ma, nhưng lại đứng tên chủ biên cuốn sách; cùng với việc gần đây ông
tham gia hội thảo, trả lời phỏng vấn báo chí về một số nội dung liên quan đến
Biển Đông gây bất lợi trong quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Quân đội.
-
Số cơ hội, chống đối chính trị: Lợi dụng cuốn sách đẩy “nóng” vấn đề, kích động
chia rẽ mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, chia rẽ đoàn kết dân tộc.
Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.
Trả lờiXóa