Dưới ánh sáng đổi mới của Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII, đặc biệt Đảng ta đã lãnh đạo làm chuyển biến có tính đột
phá trong công tác phòng chống tham nhũng và công tác cán bộ trong thời gian
qua. Bên cạnh đó Đảng ta một mặt phải tiếp tục đấu tranh với các phần tử cơ
hội, bất mãn chính trị được sự cổ vũ, hà hơi, tiếp sức của các thế lực xấu,
đang đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
gây mất ổn định chính trị để phục vụ ý đồ làm rối loạn tư tưởng xã hội, ảnh
hưởng tiêu cực đến uy tín, vị thế và sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, đến mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tích
cực và chủ động đấu tranh chống những tư tưởng cơ hội và bất mãn chính trị,
quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận
động, giáo dục, thuyết phục người nhẹ dạ, cả tin, bị mua chuộc, bị lôi kéo;
phân hóa, cô lập kẻ cầm đầu, cực đoan, có thái độ chống đối. Phát huy sức mạnh
tổng hợp và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng nhằm phát hiện kịp
thời và đấu tranh hiệu quả với hoạt động phá hoại của các phần tử cơ hội, bất
mãn chính trị. Chú trọng xây dựng và phát huy tốt vai trò của lực lượng chuyên
trách, nòng cốt trong đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận có chất lượng
cao, thật sự là cây bút có dũng khí, luận chiến sắc sảo, bình luận viên “đủ
tầm”, đáp ứng yêu cầu đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận trong tình hình
mới.
Vì
thế, việc nhận diện các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để có biện pháp đấu
tranh phù hợp, hiệu quả là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Không nhận diện
đúng, không phân biệt rõ hiện tượng và bản chất thì không thể có giải pháp đấu
tranh đúng đắn, hiệu quả.
Xem
xét một cách tổng quát, biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã được Hội nghị Trung ương
4 khóa XII của Đảng chỉ ra. Đó là những người có quan điểm, thái độ chính trị
thiếu nhất quán, không kiên định, vững vàng; khi cách mạng phát triển thuận lợi
thì tỏ ra tích cực, hăng hái; khi cách mạng gặp khó khăn thì dao động, thoái
chí, thỏa hiệp, thậm chí phản bội, đầu hàng, quay lại chống phá cách mạng.
Các phần tử này thường núp dưới danh
nghĩa đổi mới, cải cách, dân chủ, nhân quyền để mưu đồ lợi ích riêng. Cơ hội
chính trị và bất mãn chính trị là hai khái niệm biểu hiện tư tưởng chính trị
khác nhau, đều nguy hại, song có quan hệ chặt chẽ với nhau; cơ hội chính trị
mang trong nó cả yếu tố bất mãn chính trị; bất mãn chính trị có thể chuyển hóa
thành cơ hội chính trị. Các phần tử này đều có xu hướng câu kết với các thế lực
thù địch, hoặc bị các thế lực thù địch tìm mọi cách lôi kéo, hỗ trợ, tiếp sức,
câu kết nhằm biến thành kẻ phản bội, phản động, đứng hẳn về phía đối lập, chống
lại sự nghiệp cách mạng. Có thể khái quát một số dạng cơ hội, bất mãn chính trị
ở nước ta, đó là:
-
Những người có lập trường tư tưởng chính trị không vững vàng, dễ dao động,
thiếu niềm tin, luôn hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do bản chất cơ hội, lập trường mơ
hồ, thiếu kiên định, cho nên khi cách mạng gặp khó khăn, bất lợi thì hoang
mang, thỏa hiệp, phụ họa theo nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, thù địch,
quay lại chống phá cách mạng, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chống phá Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
-
Những người lợi dụng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước để mưu cầu lợi ích riêng. Họ thường che giấu mặt thật, ít bày tỏ quan
điểm, chính kiến rõ ràng, thái độ chính trị trung dung, thỏa hiệp, thấy đúng
không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, “dĩ hòa vi quý”, chỉ làm việc có lợi
cho bản thân; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng, hoặc vu khống, bôi nhọ,
chỉ trích, phê phán người khác với động cơ không trong sáng. Họ lợi dụng chủ
trương, chính sách, móc ngoặc với người có chức, có quyền để trục lợi, tiến
thân. Họ lợi dụng thiếu sót, sơ hở của chính sách để công kích, chống phá, gây
mất đoàn kết nội bộ, làm mất uy tín của Đảng, bôi nhọ, nói xấu chính quyền. Họ
lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ,
chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc với tôn giáo, giữa
các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.
-
Những người suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, hoặc bị kỷ luật, không
kiếm được lợi lộc sinh bất mãn, bị các thế lực thù địch tác động, lôi kéo, mua
chuộc. Hầu hết những phần tử này có tham vọng chính trị, chức quyền và khi tham
vọng không được đáp ứng thì họ bất mãn. Họ lợi dụng xu thế dân chủ hóa, mạng xã
hội, tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch ở nước ngoài dưới các
chiêu bài dân chủ, nhân quyền, ráo riết tập hợp lực lượng, từng bước công khai
hóa tổ chức chính trị đối lập dưới hình thức hội, nhóm để thực hiện mưu đồ xóa
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
-
Những người thực dụng về kinh tế và muốn thể hiện mình trước tổ chức, tập thể.
Họ sẵn sàng rẽ theo bất cứ con đường nào miễn là có lợi ích kinh tế lớn hơn;
thường tự coi là người có học, hiểu biết, tỏ ra nổi trội, muốn đưa ra “phát
kiến” mới, rồi lôi kéo, tổ chức, gây thanh thế. Khi mục đích kinh tế không đạt
được, do các nguyên nhân khác nhau mà “phát kiến” không được chấp nhận, hoặc
mối quan hệ kinh tế không trong sáng bị phát hiện, ngăn chặn, các phần tử này
lập tức thể hiện thái độ chống đối Đảng, chế độ; phủ nhận chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh...
Cần
chú ý là các thế lực xấu, thù địch đã và đang ra sức lợi dụng, sử dụng các phần
tử cơ hội, bất mãn chính trị làm lực lượng xung kích, tiên phong để thực hiện
âm mưu “diễn biến hòa bình”. Và sự chống phá diễn ra trên mọi lĩnh vực, tiến
hành một cách kiên trì, có nội dung, phương thức, lộ trình, ngày càng trở nên
tinh vi, xảo quyệt, nguy hiểm.
Đấu
tranh với các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị là yêu cầu khách quan, thường
xuyên, là vấn đề cấp bách, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ, tới
sinh mệnh của Đảng. Để đấu tranh với những người cơ hội và bất mãn chính trị có
hiệu quả, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, các cấp, các ngành cần đồng thời
vào cuộc thực hiện quyết liệt, đồng bộ và toàn diện các giải pháp về chính trị,
tư tưởng, tổ chức, cơ chế, chính sách, pháp luật với quyết tâm cao, nhất là của
đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu các tổ chức đảng, chính
quyền các cấp, và cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thực
hiện kiên quyết, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng về tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ. Đây là giải pháp cơ bản, toàn diện và bao trùm trong đấu tranh chống
các thế lực xấu, thù địch và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị ở nước ta.
Để thực hiện tốt, các cấp ủy đảng, chính quyền phải quán triệt, thể chế hóa, cụ
thể hóa các nội dung Nghị quyết thành các văn bản pháp luật, thành kế hoạch, đề
án cụ thể; đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ chủ chốt các cấp,
người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, nhất là cán bộ cấp cao trong nêu gương thực
hiện Nghị quyết, nêu gương trong lời nói, hành động, công việc, đời sống riêng
và thực hiện nghiêm chế tài giám sát, kiểm soát sự nêu gương ấy.
Xây
dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn
diện; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự vững mạnh, không tham nhũng,
lãng phí, quan liêu, mất đoàn kết. Giải pháp này đòi hỏi phải đẩy mạnh sự
nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế nhanh và
bền vững, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, giữ vững ổn
định chính trị - xã hội, an ninh, quốc phòng; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả
Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo chuyển biến rõ rệt về ý
thức tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và
phong cách công tác của cán bộ, đảng viên. Thực hiện có nền nếp và chất lượng
việc đấu tranh tự phê bình và phê bình, chủ động ngăn chặn, ngăn ngừa xu hướng
cơ hội, bất mãn chính trị. Đặc biệt là cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất
lượng công tác tư tưởng, lý luận, nâng cao trình độ lý luận, trình độ nhận thức
về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, để tạo sức “đề kháng” trước
tác động của quan điểm cơ hội, bất mãn chính trị, quan điểm sai trái, thù địch.
Tăng cường công tác quản lý nội bộ, kịp thời đấu tranh và xử lý cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những
người cơ hội và bất mãn chính trị.
Chủ
động phát hiện, kiên quyết, kiên trì đấu tranh và xử lý bằng hình thức phù hợp
đối với người cơ hội, bất mãn chính trị, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Cần
làm tốt việc sàng lọc đội ngũ cán bộ, đảng viên, kiên quyết đưa người không đủ
tiêu chuẩn ra khỏi Đảng và cơ quan, đơn vị. Phát huy vai trò quần chúng trong
phong trào bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ, phát hiện, đấu tranh với các phần
tử cơ hội, bất mãn chính trị và xử lý kỷ luật thích đáng, kịp thời, công khai,
nghiêm minh, đúng pháp luật, không để sơ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng
vu cáo, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền đất nước,
lợi ích quốc gia - dân tộc.
Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.
Trả lờiXóa