Trong âm mưu chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, cơ hội chính
trị thì tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề mà chúng đặc biệt quan tâm. Bởi đây là
lĩnh vực “nhạy cảm”, nên việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo chống Việt
Nam đã trở thành quy luật từ trước đến nay. Âm mưu lâu dài của các thế lực thù địch, phản động chống Việt
Nam rất rõ ràng, chúng thường lợi dụng những sơ hở trong các hoạt động tôn giáo
để vu cáo, xuyên tạc Đảng, Nhà nước ta vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, đàn áp
tôn giáo, hòng tạo phản ứng tiêu cực trong một bộ phận chức sắc và tín đồ tôn
giáo.
Trong chiến lược “diễn
biến hoà bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù
địch và các nước phương Tây, hằng năm cứ đến dịp tháng 3, tháng 9, họ lại tự
cho mình cái quyền công bố báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền và tự do
tôn giáo ở các nước trên thế giới. Các tổ chức nhân quyền, các phương tiện thông
tin của Mỹ và các nước phương Tây được dịp phụ họa, “tát nước theo mưa” tuyên
truyền rùm beng về cái gọi là “vi phạm các quyền con người”, “quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo trên thế giới”; trong đó, họ cho Việt Nam là một trong những
nước trọng điểm bị chỉ trích.
Những năm gần đây, các
thế lực thù địch, phản động với bản chất xuyên tạc và một thái độ áp đặt, chủ
quan, đòi hỏi một “tiêu chuẩn kép” về “dân chủ, nhân quyền”, tự do tôn giáo;
vẫn một thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo sự thật một cách thô thiển bất chấp thực tế
về những thành tựu to lớn của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền, tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Họ muốn tạo sự hoài nghi về đường hướng lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, các chính sách, pháp luật của Nhà nước ta có liên quan đến tôn giáo
và hoạt động tự do tôn giáo. Đồng thời, dùng mọi thủ đoạn thâm độc xuyên tạc
sai sự thật về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.Việc làm trên
của các thế lực phản động, thù địch vừa tạo phản ứng tiêu cực của các chức sắc
cực đoan và số tín đồ cuồng tín tìm cách tạo dựng các vụ việc phức tạp mang màu
sắc của tôn giáo hòng phá hoại an ninh chính trị, trật tự xã hội và mục đích
cao nhất là dùng sức mạnh của tôn giáo để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước
ta, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiến pháp 2013 của
Việt Nam quy định tại Điều 12 Chương I khẳng định: Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên. Việt Nam là một trong những nước sớm phê chuẩn Công ước
quốc tế về nhân quyền. Với nguyên tắc đó, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm
2017 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác của Quốc hội, của Nhà nước Việt
Nam đã quán triệt và thể chế hóa đầy đủ những quan điểm, chủ trương, chính sách
tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các quy
định pháp lý đó không những phù hợp với tinh thần và nội dung tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của Công ước quốc tế, mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân,
củng cố niềm tin, tạo động lực để đồng bào các tôn giáo “đồng hành cùng dân
tộc”, góp phần quan trọng vào củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Văn kiện Đại hội XII
của Đảng chỉ rõ: “Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt
theo Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo
quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
Nxb CTQG. Hà Nội 2016. tr, 165.). Là một nước đa tôn giáo, nhưng cộng đồng các
tôn giáo hoạt động ở Việt Nam luôn gắn bó với dân tộc; đồng thời, là nhân tố xã
hội và văn hoá tích cực góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú, đa
dạng và đặc sắc. Việt Nam còn là một đất nước rất ôn hoà trong quan hệ giữa các
tôn giáo, có truyền thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân trong quá trình
dựng nước và giữ nước. Việc chung sống hoà bình và bao dung giữa các tôn giáo
cùng với tính nhân ái, nhân bản của con người và xã hội Việt Nam đã tạo ra một
bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: thuần tuý nhưng phong
phú, đan xen nhưng không mâu thuẫn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, quan hệ
tích cực và mang tính xây dựng giữa các tôn giáo và Nhà nước đã được thể hiện
rất rõ và ngày càng được củng cố. Đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có đoàn
kết hoà hợp các tôn giáo là nguồn sức mạnh và là nhân tố quyết định bảo đảm cho
mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tôn giáo; thực hiện chính sách bình
đẳng, đoàn kết lương - giáo và giữa các tôn giáo; khắc phục thái độ hẹp hòi,
thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống mọi hành vi vi phạm
quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích
động chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia và ngăn chặn mọi
hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc.
Ngày nay, trong điều
kiện hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ, hợp tác đầu tư với nước ngoài, cũng
đang nảy sinh tình trạng sơ hở, mất cảnh giác trong các lĩnh vực đối ngoại,
kinh tế, văn hoá, tư tưởng và trong quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo, cùng với những biểu hiện tiêu cực của cơ chế thị trường, là những
điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta trên các mặt trận chính
trị, tư tưởng văn hoá, xã hội bằng những âm mưu, thủ đoạn mà các thế lực thù
địch thường làm là: phản bác chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ
phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phủ định tính ưu việt của chủ
nghĩa xã hội. Tuyên truyền đề cao các giá trị của chủ nghĩa tư bản về thể chế
chính trị, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dựng ngọn cờ “tự do”, “dân
chủ”, “nhân quyền”; chia rẽ giữa nhân dân, Quân đội, Công an với Đảng, Nhà
nước; chia rẽ lương giáo với các tổ chức quần chúng khác trong hệ thống chính
trị, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chủ nghĩa thực dụng, chủ
nghĩa cá nhân, chạy theo ham muốn vật chất tầm thường, gieo rắc văn hoá đồi
truỵ, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan… Vì vậy, kiên định những vấn đề có tính
nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng
và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực, hiệu quả; bản lĩnh chính trị của
Đảng, của các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên.
Hiện nay các thế lực
thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo chống phá Đảng,
Nhà nước ta thông qua việc họ thường xuyên đăng tải những thông tin sai trái,
bịa đặt, xuyên tạc sự thật về “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” ở Việt Nam trên các
trang mạng Internet, mạng xã hội Facebook, nhằm chống phá nền tảng tư tưởng,
Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Suy
cho cùng hòng làm cho tình hình chính trị ở Việt Nam mất ổn định. Đây là “bài
học” mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã dành nhiều thời gian, công
sức “nghiên cứu, đúc kết” từ những cuộc xung đột chính trị xảy ra ở một số quốc
gia, vùng lãnh thổ trên thế giới những năm gần đây. Bởi vậy, Đảng ta yêu cầu:
“Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình”
của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm
xuyên tạc, sai trái, thù địch” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb CTQG-ST.H. 2016, tr. 200, 201). Chủ động phòng
ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc hoặc những hoạt động, tín
ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.
Mặt khác, cần
đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp luận cứ khoa học, lý
luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Đó là những cơ sở để
chúng ta kiên quyết đấu tranh, phản bác mọi luận điệu xuyên tạc, cố tình phủ
nhận quan điểm, chủ trương, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà
nước Việt Nam và những thành tựu về tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta sau hơn 30
năm đổi mới. Đồng thời, là cơ sở để chúng ta kiên quyết đấu tranh ngăn chặn,
làm vô hiệu hóa các “đạo lạ”, “tạp giáo”, “tà giáo”; lợi dụng tự do tự do tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
phá hoại sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa