Xây dựng một “xã hội dân chủ đa đảng”
tại Việt Nam là ước mơ cháy bỏng, là hoài bão, là nỗi khát khao chính trị, là
nỗi niềm đau đáu của lực lượng phản động, cơ hội về chính trị hiện đang sống ở
nước ngoài cũng như ở trong nước. Để thực hiện ước mơ đó, mới đây, họ đã phát
tán tài liệu “Làm thế nào để xây dựng xã hội dân chủ đa đảng trong hòa bình tại
Việt Nam?”.
Đọc qua tài liệu này cho thấy, các lực lượng phản động, cơ hội chính trị
đang cố tình xuyên tạc, bôi đen tình hình mọi mặt của đất nước, quy chụp cho
Đảng Cộng sản Việt Nam mọi sai lầm, khuyết điểm, gây nên những bất ổn xã hội,
tạo cớ để đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ “dân chủ đa đảng”, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, đưa nước ta đi theo con đường chủ nghĩa tư bản. Qua lời lẽ tuyên
truyền cho thấy, các thế lực phản động đang ra sức ca ngợi“xã hội dân chủ đa đảng” phương Tây, coi đó là
liều thuốc đặc trị cho tình hình ở Việt Nam, đồng thời cũng là mô hình xã hội
mà chúng đang muốn áp dụng vào Việt Nam.
Khi đọc xong tài liệu, tất yếu mọi người sẽ phải tự hỏi: Vậy những
người đề xuất những giải pháp để xây dựng “xã hội dân chủ đa đảng” là
ai? Họ có đủ tư cách đại diện cho nhân dân để bàn về giải pháp xây dựng “xã hội dân chủ đa đảng” ở Việt Nam, đòi hỏi Đảng
Cộng sản Việt Nam phải thực hiện những yêu sách vô lý của họ hay không? Cái mô
hình “xã hội dân chủ đa đảng” mà họ đưa ra có đúng là
sản phẩm trí tuệ, là kết quả nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của họ hay chỉ là
nhặt nhạnh mấy cái quan điểm cũ rích về chế độ dân chủ tư sản, về chế độ đa
đảng để đưa vào Việt Nam? Mục tiêu chính trị của họ là gì? Họmuốn trở thành
những người lãnh đạo đất nước, phấn đấu vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc của nhân dân hay chỉ là những kẻ “làm chính trị”, bằng đầu lưỡi, chuyên
“ăn theo, nói leo”. Những người này liệu có tài cán gì không? đạo đức thế nào?
nguồn gốc xuất thân và quan hệ xã hội của họra sao? Vì thế, nếu tin họ chẳng
khác gì là “gửi trứng cho ác”, là “bán linh hồn cho quỷ”. Dựa vào cái gì để có
thể tin được họ đây? Họ có dám chịu trách nhiệm về những giải pháp mà họđề xuất
nhằm xây dựng một “xã hội dân chủ đa đảng” ở Việt
Nam hya không? Hay là họ chỉ là những kẻ đứng ngoài xúi bẩy, kích động nhân dân
ta làm theo ý tưởng của họ để chống lại Đảng, chống lại chế độ? Nếu thuận lợi
thì họ “xuất đầu, lộ diện”, nhận công về mình, còn một khi đất nước rơi vào hỗn
loạn, nội chiến đẫm máu, xã hội rối ren, đời sống nhân dân cùng cực… thì họ lại
trốn tránh ở nước ngoài, tiếp tục lớn tiếng đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước ta, còn
họ lại trở thành kẻ “vô can”, “ngoại phạm” .
Đồng thời, người đọc cũng
phải tự hỏi: vậy lực lượng tham gia các tổ chức “xã hội dân sự độc lập” mà họ
đang khuyến khích thành lập gồm những ai? có các thành phần cơ hội chính trị,
phản động, những lực lượng “ mafia chính trị” trà trộn, cài cắm vào các tổ chức
này để lôi kéo, lừa mị, kích động các tầng lớp nhân dân tham gia hay không?
Tương tự như vậy, các tổ chức, đảng phái
chính trị mà họ đang khuyến khích thành lập là những đảng gì, đại diện cho các
giai cấp, các lực lượng xã hội nào? các đảng này có thực sự phấn đấu vì nhân
dân hay chỉ lo tranh giành quyền lực chính trị trên đầu, trên cổ nhân dân ta,
chuyên làm “áp phe chính trị”, trục lợi chính trị? Liệu khi thực hiện “chế độ dân chủ đa đảng” có dẫn đến tình trạng các
tổ chức, các đảng chính trị của các lực lượng phản động, ô hợp mọc lên như nấm
sau trận mưa rào và thi nhau tranh giành quần chúng, đấu đá lẫn nhau, sử dụng
nhân dân như những con bài chính trị để đạt được lợi ích của chúng? có hay
không những tổ chức chính trị phản động bấy lâu nay hoạt động lén lút ở nước
ngoài nay công khai nhảy về Việt Nam để lập ra đủ thứ tổ chức, đảng phái
phản động, chống cộng?
Tóm lại, người đọc hết sức bất bình về những giải pháp mà những lực lượng
phản động nêu ra để xây dựng “xã hội dân chủ đa đảng” ở
Việt Nam. Với những gì mà họ đưa ra trong tài liệu có thể kết luận rằng: “chế độ dân chủ đa đảng” chỉ làmón hợp khẩu vị với các nước tư bản phương Tây
và món này cũng không còn thật sự hấp dẫn như những
gì các đảng tư sản đã và đang tuyên truyền. Hơn nữa, “xã hội dân chủ đa đảng” ở các nước tư bản đã và
đang nảy sinh những khuyết tật không thể tự khắc phục được. Rõ ràng, các nước
chủ nghĩa xã hội, các nước độc lập có chủ quyền không thể chấp nhận“dân chủ đa đảng” vì nó là món ăn bị nhiễm độc cực kỳ nguy hiểm, có sức phá
hủy cơ thể của một xã hội lành mạnh. Thực tế những năm qua cho thấy, “chế độ dân chủ đa đảng” tư sản được các thế lực
thù địch xuất khẩu sang các nước, kèm theo những “giá trị”
văn hóa, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo của phương Tây, từ đó tạo ra
những “cuộc cách mạng đường phố”, “cách mạng nhung”, các “cuộc cách mạng sắc
màu” tàn phá nhiều nước. Mô hình “xã hội dân chủ đa đảng” tư
sản được các thế lực phản động áp dụng vào đâu, thì ở đó có biểu tình, ly khai,
bạo loạn, lật đổ, có nội chiến đẫm máu, có khủng bố, tàn sát…Vì vậy, toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta cần nêu cao cảnh giác, không để mắc mưu kẻ thù, tất cả
những gì chúng tuyên truyền về “xã hội dân chủ đa đảng” chỉ
là chiêu bài lừa mị nhân dân, nhằm mục tiêu xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa
bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là cái bẫy chính trị mà
các thế lực thù địch giương lên để đánh lừa quần chúng. Hãy cứ để cho các thế
lực phản động tận hưởng cái hương vị ngọt ngào của cái bánh “dân chủ đa đảng” mà chế độ tư bản đã mang đến cho
chúng./.
Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.
Trả lờiXóa