Hiểu
một cách chung nhất, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Nói
cách khác, dân chủ là hệ thống, cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước để trao
quyền lực vào tay nhân dân. Như vậy, một chế độ xã hội có dân chủ thực sự là
trong chế độ đó, quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, người dân được làm chủ
tương lai, vận mệnh của đất nước, dân tộc mình.
Lâu
nay, các nước có chế độ đa đảng, những nước có nền dân chủ tư sản luôn tự cho
mình là có dân chủ, tuyên truyền về nền dân chủ của mình, đồng thời ra sức kêu
gọi, gây sức ép buộc các nước có chế độ một đảng, các nước thực hiện nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa từ bỏ cơ chế hoạt động của mình, chấp nhận đa nguyên, đa
đảng. Vậy, thực sự đằng sau những lời hô hào, kêu gọi đó là gì, ở các nước có
chế độ đa đảng, những nước theo dân chủ tư sản nền dân chủ thực sự của họ như
thế nào?
Có
thể thấy, dưới chủ nghĩa tư bản, dân chủ nằm trong tay giai cấp tư sản, được tổ
chức thành nhà nước tư sản và nhà nước đó bảo đảm quyền dân chủ cho một số ít
người là giai cấp tư sản và đồng minh với họ nhằm chống lại đông đảo những
người lao động khác. Bởi vậy, nói đến dân chủ tư sản là nói đến nhà nước tư sản
và thứ dân chủ dành cho một số ít người giữ địa vị thống trị xã hội, tức là
giai cấp tư sản.
Về
quy mô, trong nền dân chủ tư sản quyền làm chủ xã hội thuộc về số ít và phục vụ
cho số ít người; về tính chất, quyền làm chủ của số ít để chống lại số đông, sự
tự do chà đạp lên thân phận người khác, nền độc lập, tự do của các quốc gia,
dân tộc khác; về hình thái biểu hiện, nhà nước của chỉ số ít người, tự cho mình
cái quyền phán xét người khác, xâm lược nước khác, vi phạm trắng trợn nền độc
lập và chủ quyền của các quốc gia, dân tộc khác.
Như
vậy, có thể nói một cách khái quát, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, dân chủ chân
chính là thứ bị giai cấp tư sản lợi dụng, bị biến thành thứ khác với chính nó
phục vụ giai cấp tư sản.
Tại
Mĩ, trong suốt hơn 200 năm qua, kể từ khi nước Mĩ ra đời (1776) chỉ có hai
đảng: Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, hai đảng lớn nhất của giai cấp tư sản thay
nhau cầm quyền. Tuy là hai đảng nhưng không ai có thể tìm thấy sự khác nhau về
bản chất, về lập trường giai cấp và hệ tư tưởng giữa chúng và nếu có khác chăng
thì chỉ ở tên gọi và hình thức mà thôi. Trong lúc đó, Đảng Cộng sản Mĩ, với
lịch sử hơn một trăm năm, người đại diện và đấu tranh không mệt mỏi vì quyền
lợi của hàng triệu công nhân Mĩ và những lý tưởng cao đẹp, thì có những thời kỳ
bị loại ra ngoài vòng pháp luật, các đảng viên của Đảng luôn bị đe dọa, bị ám
sát và bị khủng bố. Cho đến hiện nay, Đảng Cộng sản Mĩ cũng vẫn đang loay hoay
tìm cho mình một chỗ đứng trong nền đa đảng mà người Mĩ vẫn cho là dân chủ đó.
Các
nước tư sản luôn cho rằng, phổ thông đầu phiếu là một trong những biểu hiện cao
nhất của nền dân chủ, nhưng hãy nhìn xem ở các nước tư sản việc xác lập tư cách
cử tri cũng là một quá trình vật lộn, đấu tranh không ngừng nghỉ để dành những
quyền cơ bản nhất của con người. Ở Mĩ năm 1920, Anh năm 1928, Pháp năm 1944,
Tây Ban Nha năm 1970, Thụy Sĩ năm 1971 người phụ nữ mới có quyền đi bầu cử. Thử
hỏi xem ở các nước như Anh, Pháp, Mĩ hiện nay người da đen đã được đối xử công
bằng trong xã hội chưa, hay họ phải chấp nhận những dị nghị, nạn phân biệt
chủng tộc từ người da trắng. Nước Mĩ, sau hơn 200 năm tồn tại mới giám xóa bỏ
đi định kiến, mặc cảm để chấp nhận một người da màu làm Ông chủ của Nhà Trắng.
Như vậy, nếu nói là dân chủ, nếu nói là quyền lực thuộc về nhân dân, thì trong
trường hợp này dân chủ nằm ở chỗ nào? Phải chăng như thế là dân chủ đích thực?
Mặt
khác, với không ít nước tư bản, họ luôn cho rằng phải thực hiện tam
quyền phân lập nhưng thử hỏi xem họ đã tam quyền phân lập hoàn toàn
chưa? Với những nước này, Tổng thống sẵng sàng phủ quyết các dự luật của Quốc
hội, thậm chí ở nhiều nước Tổng thống, Thủ tướng còn có quyền tuyên bố giải tán
Quốc hội, khi thấy nó trái với mình. Thử hỏi trong một xã hội, khi Quốc hội,
một cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước có thể sẵn sàng bị giải tán khi
không phù hợp với người đứng đầu, giai cấp thống trị thì người dân nói chung và
công nhân nói riêng sẽ như thế nào trong xã hội, hay họ sẽ bị “bỏ qua” bất
kỳ lúc nào?
Như
vậy, thử hỏi dân chủ thực sự đối với người dân dưới thể chế này đang ở đâu, hay
đây chỉ là một nền dân chủ giả hiệu, hình thức, đánh lừa mọi người, một nền dân
chủ không thực tế.
Các thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.
Trả lờiXóa