Giáo dục cho nhân dân nói chung, bộ
đội nói riêng hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình", bạo loạn
lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta là hết sức cần
thiết, điều đó xuất phát từ những lý do sau:
"Diễn biến hoà bình", bạo
loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta vừa là âm mưu
thủ đoạn vừa là hành động có thật, đang tồn tại hiện hữu, là nguy cơ đe doạ độc
lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta, đe doạ sự tồn vong của Đảng,
của chế độ XHCN, sự mất còn của thành quả cách mạng mà nhân dân ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng đã phải đổi bằng mồ hôi công sức và cả xương máu trải qua mấy chục
năm gian khổ, vất vả mới giành được. "Diễn biến hoà bình", bạo loạn
lật đổ được Hội nghị giữa nhiệm kỳ (Khoá VII) của Đảng xác định và các Nghị
quyết Đại hội VIII, Đại hội IX tiếp tục khẳng định, là một trong 4 nguy cơ đe
doạ sự tồn vong của chế độ XHCN ở Việt Nam. Những
gì đã diến ra trong thời gian gần đây ... làm cho một số người trước kia còn mơ
hồ rằng "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ diễn ra ở đâu chứ làm
gì có ở Việt Nam thì nay phải tin rằng, đó là sự thật. Vừa qua, nếu chúng ta
không cảnh giác, chủ động phòng chống và kiên quyết xử lý khôn khéo, có hiệu
quả những vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên thì tình hình sẽ đi đến đâu? Trong
bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, chứa đựng
nhiều yếu tố khó lường; chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế đứng trước khó khăn thử thách nghiêm trọng; thế
cân bằng giữa hai hệ thống bị phá vỡ theo hướng có lợi cho chủ nghĩa đế quốc;
"diễn biến hoà bình" đã được thực hiện thành công ở Liên Xô và Đông
Âu, nhưng lại liên tục thất bại ở Trung Quốc, Việt Nam, làm cho các thế lực thù
địch càng điên cuồng chống phá, đẩy mạnh "diễn biến hoà bình", bạo
loạn lật đổ với tốc độ nhanh hơn, cường độ cao hơn, mạnh hơn, quy mô, phạm vi
rộng lớn hơn, tính chất phức tạp hơn. Trong khi đó, chúng ta chống lại âm mưu
thủ đoạn của địch trong điều kiện hoàn toàn tự lập, bằng chính sức ta, không có
sự giúp đỡ của các nước XHCN khác... Đó là những thách thức nghiêm trọng tác
động to lớn đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của các tầng lớp nhân dân, trong
đó có cán bộ chiến sỹ quân đội. Nếu không giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác
sẵn sàng chiến đấu, bộ đội sẽ chủ quan, lơ là mất cảnh giác, không nhận thấy âm
mưu thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của kẻ thù, dễ mắc mưu kẻ thù. Điều đó hết sức
nguy hiểm vì nó mất đi sức mạnh nội lực của lực lượng phòng chống "diễn
biến hoà bình", bạo loạn lật đổ. Vì thế, cần phải tăng cường giáo dục cho
bộ đội nâng cao ý thức cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, phòng chống có hiệu quả âm
mưu thủ đoạn của địch.
Mặt khác,
giáo dục cho bộ đội nâng cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu phòng chống
"diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống
phá cách mạng nước ta là để góp phần thực hiện tốt vai trò, chức năng của quân
đội, xây dựng quân đội vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới.
Từ việc phân tích những điều kiện
khách quan và chủ quan, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (Khoá XI) xác định mục tiêu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai
đoạn hiện nay là: bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; giữ vững ổn định
chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Để
đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết nhấn mạnh cần thực hiện tốt sáu nhiệm vụ cơ
bản, trong đó xác định: tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và
toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của
toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.
Như vậy, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của quân đội hiện nay có sự phát triển cả về
quy mô, phạm vi, tính chất. Sự đan xen, gắn bó giữa nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc với
các nhiệm vụ khác ngày càng tăng và có sự kết hợp chặt chẽ giữa chống thù trong
với giặc ngoài, giữa bảo vệ Tổ quốc với giữ vững an ninh chính trị trật tự an
toàn xã hội. Trong đó chống "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ là
nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Chúng ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong
hoàn cảnh mới vừa có nhiều thuận lợi vừa có nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn
thành nhiệm vụ đó quân đội phải được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại; phải tập trung nâng cao sức mạnh tổng hợp lấy xây
dựng về chính trị làm cơ sở, làm cho quân đội ta thực sự là quân đội cách mạng,
tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu
và chiến đấu thắng lợi đập tan âm mưu và thủ đoạn "diễn biến hoà
bình", bạo loạn lật đổ và mọi hành động xâm lược của địch. Để hoàn thành
nhiệm vụ đó, cán bộ chiến sỹ quân đội phải có giác ngộ cao, nắm chắc và hiểu rõ
chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế
quốc, luôn luôn cảnh giác, duy trì nghiêm chế độ trực ban sẵn sàng chiến đấu.
Thực trạng ý thức cảnh giác sẵn sàng
chiến đấu của bộ đội hiện nay, bên cạnh những mặt mạnh còn nhiều thiếu sót
khuyết điểm. Nghị qquyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đội lần thứ VII chỉ rõ:
khả năng chiến đấu, trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức cơ động của bộ đội chưa
cao, còn mất cảnh giác, còn để bất ngờ về chiến thuật xử lý còn lúng túng trong
một số tình huống cụ thể... Công tác tư tưởng ở một số đơn vị còn chủ quan, đơn
giản, chất lượng giáo dục chưa cao, thiếu chiều sâu và độ bền vững, vẫn còn các
biểu hiện mơ hồ thiếu cảnh giác. Kết quả điều tra xã hội học của một số đề tài
khoa học gần đây cho thấy, hiểu biết của cán bộ chiến sĩ ở đơn vị cơ sở về chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng còn
nông cạn nên không lý giải được những vấn đề thực tiễn đặt ra; thiếu hiểu biết
về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc và truyền thống quyết
chiến quyết thắng của quân đội ta. Một số cán bộ chiến sỹ chưa nắm chắc sự phát
triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đáng chú ý là vẫn còn không ít cán
bộ chiến sĩ ở đơn vị cơ sở chưa xác định rõ kẻ thù của cách mạng nước ta và đối
tượng tác chiến của quân đội ta, không thấy được âm mưu thủ đoạn "diễn
biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của địch. Mặt khác, bên cạnh một số cán bộ
chiến sĩ bàng quan, thờ ơ với chính trị lại có cán bộ chiễn sĩ tỏ ra băn khoăn,
lo sợ, thiếu tin vào khả năng giành thắng lợi của ta nếu xảy ra chiến tranh
bằng vũ khí công nghệ cao.
Từ những vấn đề trên đòi hỏi phải tăng
cường giáo dục cho bộ đội nâng cao ý thức cảnh giác sẵn sàng chiến đấu phòng
chống "diễn biến hoà bình", bạo loạn đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp. Trước hết cần
tập trung vào những nội dung, biện pháp chủ yếu sau:
Một là, giáo dục mục tiêu lý tưởng chiến đấu, đường lối, quan điểm tư tưởng
quân sự của Đảng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phòng chống "diễn biến hoà
bình", bạo loạn lật đổ của quân đội và của đơn vị
Hai
là, Giáo dục làm rõ âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam
Ba
là, Giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta và
truyền thống quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam
Bốn
là, giáo dục nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật cho bộ đội khi làm nhiệm vụ
trực ban sẵn sàng chiến đấu, chống "diễn biến hoà bình" bạo loạn lật
đổ
Như vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ
phòng chống "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù
địch chống phá cách mạng Việt Nam phải tiến hành nhiều việc; một trong những
việc quan trọng cần làm ngay và phải làm tốt
là giáo dục bộ đội nâng cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu. Đó là trách
nhiệm của các cấp uỷ, người chỉ huy, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị và của
mọi cán bộ đảng viên. Để công tác giáo dục đạt hiệu quả phải vận dụng tổng hợp
nhiều nội dung biện pháp; luôn đổi mới hình thức, biện pháp giáo dục cho phù
hợp với từng đối tượng, từng loại hình đơn vị, ở từng thời điểm khác nhau; phải
kiên trì, làm liên tục, không nôn nóng đốt cháy giai đoạn; phải chú ý giáo dục
cả hạ sĩ quan chiến sĩ, cả cán bộ đảng viên. Tuyệt đối không xem nhẹ, hạ thấp,
thiếu quan tâm đến công tác này.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa