"Tại sao trong số 10 người phạm vào
các tội như Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hay tội Tuyên truyền
chống nhà nước CHXHCNVN thì phải có đến 8-9 người là người bên Công giáo?"
- Một người bạn bên Công giáo (xin dấu tên) có đăng tải một dòng status với dấu
hỏi to đùng.
Sau khi đăng tải thì hàng loạt bình luận
xoáy sâu về vấn đề này, có người ủng hộ, có người phản đối. Và với tôi, tôi
cũng muốn đưa ra quan điểm của mình về câu hỏi của người bạn bên Công giáo đó.
Thực tế nếu để nói người bên Công giáo
thường có tư tưởng chống đối chính quyền nhân dân thì cũng không hẳn là như
vậy. Nhưng để lý giải ngược lại vì sao đa số những kẻ chống chính quyền nhân
dân là người bên Công giáo thì hoàn toàn có cơ sở. Tôi thì tôi nghĩ thế này.
Cái gì nó cũng có nguyên nhân của nó. Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến
việc có một luồng tư tưởng chống đối chính quyền vô hình trong Công giáo xuyên
suốt qua nhiều giai đoạn lịch sử ??
Có hai giai đoạn mà có lẽ là “điểm cao
trào” dẫn đến việc hình thành luồng tư tưởng chống đối chính quyền trong Công
giáo, đó là: giai đoạn mà thực dân pháp xâm lược với giai đoạn chế độ Việt Nam
Cộng Hòa được Mỹ dựng lên.
Ở giai đoạn thứ nhất thì với nhiều sự ưu
ái của phía thực dân pháp dành cho Công giáo với nhiều “đặc quyền, đặc lợi”,
giúp Công giáo phát triển mạnh, lấn át các tôn giáo khác, đổi lại là sự giúp
sức “nhiệt tình” của Công giáo cho thực dân pháp trong quá trình xâm lược nước
ta.
Nhưng mọi “đặc quyền, đặc lợi” của Công
giáo mà phía thực dân Pháp ưu ái đã mất hết kể từ thời điểm cách mạng tháng
8/1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam. Do đó, luồng tư tưởng chống
“Cộng sản” dần hình thành từ đó trong người Công giáo. Nói điều này có thể một
số người hiểu sai ý. Khi thành lập chính phủ mới thì không hề cấm đoán hay
“ghét bỏ” gì đạo Công giáo, mà thay vào đó là chủ trương các tôn giáo đều bình
đẳng trước hiến pháp và pháp luật, người dân được quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Do đó, từ “vị thế” cao hơn, lấn át các tôn giáo khác, nay trở về vị trí
bình đẳng như nhau cho nên người Công giáo cảm thấy “thiệt thòi hơn trước”,
sinh ra việc “chống Cộng sản”.
Còn dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa thì
sao? Việc Mỹ dựng Ngô Đình Diệm – một người Công giáo lên làm “tổng thống” của
chính phủ VNCH, rồi sau đó, Ngô Đình Diệm đưa Công giáo lên làm Quốc giáo của
VNCH, điều đó như “mở cờ” trong bụng nhiều người Công giáo lúc bấy giờ. Ta cứ
tạm hiểu kiểu như là “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Đơn cử đó là việc có
khoảng 1 triệu người miền bắc đã di cư vào miền nam trong những năm 1954 –
1956.
Với việc nghĩ rằng nhà nước ta VNDCCH ở miền bắc sẽ đối xử không công bằng với người Công giáo, cộng với việc ở miền nam, dưới chế độ VNCH, một người đứng đầu là người bên Công giáo, tôn giáo của họ lại quốc giáo, lấn át được các tôn giáo khác; do đó, bên cạnh tâm lý muốn di cư thì tiếp tục đó nữa là tâm lý “chống chính quyền nhân dân”.
Với việc nghĩ rằng nhà nước ta VNDCCH ở miền bắc sẽ đối xử không công bằng với người Công giáo, cộng với việc ở miền nam, dưới chế độ VNCH, một người đứng đầu là người bên Công giáo, tôn giáo của họ lại quốc giáo, lấn át được các tôn giáo khác; do đó, bên cạnh tâm lý muốn di cư thì tiếp tục đó nữa là tâm lý “chống chính quyền nhân dân”.
Do đó, không hẳn là trùng hợp ngẫu nhiên
khi hiện nay, nhiều đối tượng phạm phải các tội như Hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân hay Tuyên truyền chống nhà nước là người bên Công giáo. Cũng
không quá khó hiểu cho việc đó bởi như đã phân tích sơ bộ ở trên, sau hai cú
“shock” tinh thần: Một là Pháp thua, người Công giáo mất hết “đặc quyền, đặc
lợi” mà người Pháp ưu ái; Hai là Mỹ thua, VNCH sụp đổ, người Công giáo gần như
mất đi nước Chúa của mình thì tóm lại một câu ngắn gọn rằng: không phải tất cả
những người Công giáo đều chống đối chính quyền nhân dân, nhưng đa phần những
kẻ chống đối chính quyền nhân dân là người Công giáo./.
Lợi ích quốc gia là trên hết; những kẻ nào có ý định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước hãy thức tỉnh nếu không sẽ bị nghiêm trị.
Trả lờiXóa