Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

ĐẤU TRANH VỚI CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI GIỮ VỮNG BẢN CHẤT GIAI CẤP CỦA ĐẢNG TRONG QUÂN ĐỘI.


* Thực chất quan điểm “ Quân đội phi giai cấp”, “ Quân đội trung lập”
Tưởng như vấn đề "Quân đội nhân dân Việt Nam là con em của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân" không còn gì phải bàn luận, vì đã được khẳng định trong nhận thức của nhân dân ta từ ngày đầu thành lập. Thế nhưng hiện nay, phải đặt ra để trao đổi, do xuất hiện trên diễn đàn tư tưỏng lý luận, một khuynh hướng tuy không đưa ra một luận điểm rõ ràng nào về "quân đội phi giai cấp", "quân đội trung lập" để đối thoại, nhưng ẩn giấu dưới các diễn đạt khác nhau nhằm mưu toan hướng xây dựng quân đội ta theo con đường đó, nhằm tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tước bỏ bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta. Thực chất của quan điểm quân đội phi giai cấp”, “quân đội trung lập” như thế nào?
Quan điểm "quân đội phi giai cấp", "quân đội trung lập" là một quan điểm phi lịch sử
Quân đội ra đời gắn với sự xuất hiện của nhà nước. Đó là "sản phẩm của đấu tranh giai cấp không thể điểu hòa”, là bộ máy cưỡng bức đặc biệt của giai cấp bóc lột thống trị để quản lý xã hội theo phương thức sản xuất, chế độ chính trị mà giai cấp đó tiêu biểu. Bộ máy đó bao gồm hệ thống quan lại, nhà tù, cảnh sát và quân đội. Quân đội của giai cấp bóc lột thống trị không chỉ để bảo vệ độc lập dân tộc, mà còn để chống lại sự phản kháng của các giai cấp bị áp bức trong nước, bảo vệ lợi ích giai cấp của nó. Hơn nữa, nhà nước hùng mạnh cũng sử dụng quân đội để khuất phục, thôn tính các quốc gia nhỏ yếu khác. Bản chất giai cấp, mục tiêu chiến đấu và chức năng, nhiệm vụ của quân đội phụ thuộc bản chất giai cấp, mục đích chính trị của nhà nước; không có quân đội phi giai cấp, đứng ngoài chính trị.
Ớ các nước tư bản thực hiện chế độ đa đảng, quân đội thuộc cơ cấu nhà nước, trung lập với các đảng phái. Đây là một cơ sở cho người ta đề xuất quan niệm "trung lập hóa” quân đội ta. Đúng là quân đội ở các nước này trung lập với các đảng phái ở một mức độ nào đó, trong các cuộc xung đột giữa các đảng phái của giai cấp thông trị. Nói mức độ nào đó, bởi cũng không tránh khỏi việc quân đội đứng về một phía có thế lực mạnh hơn chống lại thế lực yếu thế hơn. Về cơ bản và nhất quán thì quân đội ở các nước đó vẫn là quân đội của giai cấp thống trị, dù chính quyển nhà nước được các đảng phái thay nhau nắm giữ. V.I. Lênin khảng định:Hình thức thống trị của nhà nước có thể khác nhau: tư bản biểu thị sức mạnh của nó bằng cách này ở nơi có hình thức này, hoặc bằng cách khác ở nơi có hình thức khác; nhưng thực ra thì chính quyền vẫn ở trong tay tư bản..., dù là dưới chế độ cộng hòa dân chủ hay không; và thậm chí chế độ cộng hòa càng dân chủ thì sự thống trị của chủ nghĩa tư bản càng tàn bạo, càng vô liêm sỉ. Nước Mỹ là một trong những nước cộng hòa dân chủ nhất thế giới, nhưng không ở đâu quyền lực của tư bản, quyền lực của một nhóm bọn tỷ phú đối với toàn thể xã hội lại biểu hiện một cách thô bạo... như ở Mỹ. Một khi đã xuất hiện, thì tư bản thống trị toàn thể xã hội, và không một chế độ cộng hòa dân chủ nào, không một luật bầu cử nào có thể thay đổi được tình trạng đó". Do đó, dù là "chủ nghĩa tư bản đã văn minh hóa, không còn là chủ nghĩa tư bản dã man ngày xưa", dù là với chế độ đa nguyên, đa đảng thì cơ sở xã hội của các nhà nước tư sản cũng chỉ có một giai cấp đang thống trị đất nước; quân đội chỉ mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị cầm quyền.
Ớ nước ta, trong cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các lực lượng vũ trang quần chúng cách mạng ra đời, phát triển từ thấp lên cao, từ "tự vệ đỏ" đến "Cứu quốc quân" rồi "Giải phóng quân”. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nêu phương châm hoạt động cho đội "dựa vào dân, kết hợp quân sự và chính trị, nhưng chính trị trọng hơn quân sự, vận dụng lối đánh du kích nhanh chóng, bí mật, bất ngờ. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân lúc đầu tuy còn nhỏ, nhưng là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta". Sau Cách mạng Tháng Tám, các tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng với Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm nòng cốt được tổ chức lại thành Quân đội quốc gia của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, với tên gọi lúc đầu là Giải phóng quân, rồi Vệ quốc quân và tiếp sau là Quân đội nhân dân như hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sáng lập và lãnh đạo quân đội từ những tổ chức tiền thân của nó cho đến ngày nay, trải qua bao thác ghềnh của cách mạng, giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đang vững vàng thực hiện chức năng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó là cơ sở của tính tất yếu Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, tức là bản chất giai cấp công nhân, thể hiện ở việc xây dựng và mọi hoạt động chiến đấu, công tác trên cơ sở giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ lý tưởng cách mạng, ý chí chiến đấu đến đường lối và khoa học, nghệ thuật quân sự đều thấm nhuần thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận của hệ tư tưỏng của giai cấp công nhân.
Từ những luận cứ trên, không thể phủ nhận tính giai cấp của quân đội và cũng không thể phủ nhận bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta. Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng ta đối với Quân đội.




1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động

    Trả lờiXóa