Trước
tiên, cần nhắc lại rằng, vì những nhà tài trợ - bao gồm cộng đồng hải ngoại và
các chính quyền phương Tây - chỉ muốn tận dụng các nhà hoạt động Việt Nam cho
những mục tiêu nhất thời, đồng tiền mà họ bỏ ra sẽ chỉ chảy vào những hoạt động
ngắn hạn, ồn ào, tập hợp được đám đông, hứa hẹn gây tiếng vang trên truyền
thông quốc tế. Chúng bao gồm các hình thức ký tên chung, biểu tình, đòi người,
khiếu kiện tập thể... Trong khi đó, dòng tiền tài trợ gần như chẳng bao giờ tìm
đến những chương trình có tính chất dài hơi và bền vững, nhằm chuẩn bị một nền
tảng lý luận, nhân sự và tập quán vững chắc cho nền dân chủ tương lai. Vấn đề
nằm ở chỗ những chương trình có tính chiến lược của người trong nước chắc chắn
sẽ đụng chạm đến chiến lược hoàn toàn khác biệt của các nhà tài trợ ở nước
ngoài. Vậy nên chẳng bao lâu, bằng khả năng chi phối nồi cơm của mình, phía hải
ngoại dễ dàng lũng đoạn chiến lược của phong trào dân chủ Việt Nam, còn người
trong nước chỉ được góp mặt trong những hoạt động rời rạc mang tính chiến
thuật.
Thất
bại trên thực địa trở thành tiêu chuẩn đầu tiên để thành công, và để được phong
anh hùng trên báo chí. Mà chỉ khi thành công trên báo chí, các nhà hoạt động
mới có tiền tài trợ. Vòng luẩn quẩn này dần triệt tiêu mọi tầm nhìn và ý chí
quyết thắng của phong trào dân chủ Việt Nam. Nó tạo ra một môi trường độc hại,
nơi hạng tiểu nhân hám lợi, hám danh, không viễn kiến, nhưng giỏi khua môi múa
mép và diễn trò ăn vạ dễ dàng ngóc dậy và chi phối phong trào. Tới mức hiện
nay, có nhiều cá nhân và hội nhóm trong làng dân chủ đã nổi lên chỉ nhờ bị đàn
áp, và không biết làm gì ngoài lặp đi, lặp lại việc bị đàn áp. Nhóm No-U ở Hà
Nội, Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng, Nguyễn Đình Thục ở Nghệ An cùng đông đảo “đảng
viên Việt tân” từ Bắc vô Nam đều là các hiện tượng như vậy./.
Nếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.
Trả lờiXóa