Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Sự vô liêm sỉ, vô văn hóa của Nguyên Thạch


Gần đây, trên blog Danlambao, bút danh Nguyên Thạch đã tung ra hàng loạt những ngôn từ thô lỗ, chứa chất tâm trạng của một kẻ điên khùng, đầy hằn học với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Ngôn từ của Nguyên Thạch trong bài viết “Người tù lương tâm Nguyễn Ngọc Già” khi nói về lãnh tụ Hồ Chí Minh, là thứ ngôn từ của một kẻ có thể là có học nhưng lại vô liêm sỉ, vô văn hóa. Có lẽ, những gì xấu xa nhất của con người có thể có thì Nguyên Thạch đều sử dụng để bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ai đã một lần lướt qua bài viết chắc đều có cảm nhận rằng, chính những ngôn từ mà Nguyên Thạch “gắp lửa bỏ tay người” thì ngược lại, nó phản ánh đúng tâm địa, bản chất xấu xa của kẻ chuyên đi bôi nhọ những người khác, kể cả người đó là lãnh tụ của dân tộc, cả một đời vì nước, vì dân.
Ở Việt Nam, những ai đã học lịch sử nước nhà đều hiểu rằng, đầu thế kỷ XX cùng với sự xâm nhập ngày càng sâu của chủ nghĩa tư bản, cục diện xã hội có nhiều biến chuyển sâu sắc. Điều đó đã kích thích những người yêu nước Việt Nam từ bỏ con đường phò vua cứu nước, đi tìm một đường lối mới để giải phóng dân tộc khỏi kiếp nô lệ ngựa trâu. Rốt cuộc, những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước đã giới thiệu cho cách mạng Việt Nam loại hình tư tưởng quân chủ lập hiến và tư tưởng cải lương tư sản. Tuy mức độ khác nhau, nhưng cả hai khuynh hướng đó đều chưa đoạn tuyệt với hệ ý thức phong kiến do vậy, không thể đáp ứng được mục tiêu của cách mạng Việt Nam lúc đó là độc lập dân tộc và đưa đất nước phát triển tiến lên phù hợp với điều kiện mới. Sự thất bại của khuynh hướng đấu tranh giành độc lập dân tộc theo ngọn cờ của các sĩ phu yêu nước, nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… đã nói lên điều đó.
Trong bối cảnh ấy, nhiều người Việt Nam yêu nước, trong đó có Nguyễn Ái Quốc đã nung nấu tìm đường cứu nước là một lẽ tự nhiên của dòng chảy lịch sử, bởi họ là những người con của một dân tộc kiên cường bất khuất, giàu truyền thống yêu nước. Sau bao năm bôn ba hải ngoại, năm 1920 người con xuất chúng của dân tộc Việt Nam – Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhận, chủ nghĩa Mác – Lênin, mở ra một khuynh hướng hoàn toàn mới – khuynh hướng giải quyết vấn đề dân tộc theo ngọn cờ của giai cấp vô sản. Việc đi tìm đường cứu nước và những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin của Nguyễn Ái Quốc là sự khởi đầu tạo nên hợp lưu của dòng chảy ý thức nung nấu tìm đường giải phóng dân tộc của những người yêu nước Việt Nam.
Việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam tự nó chưa nói lên sự trường tồn của hệ tư tưởng đó đối với cách mạng nước ta. Vấn đề cốt tử là ở khả năng toả sáng, chỉ đường, tính hấp dẫn lôi cuốn của chủ nghĩa Mác – Lênin với cả một dân tộc đang vươn lên để giành lại độc lập, tự do. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, bên cạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin đã từng bước làm nẩy sinh khuynh hướng giải quyết vấn đề dân tộc theo đường lối của giai cấp vô sản thì phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc tư sản tiếp tục trỗi dậy, vươn lên rất sôi nổi. Điều đó đã làm xuất hiện cuộc chạy đua giành quyền lãnh đạo cách mạng của các tổ chức chính trị của những người theo khuynh hướng dân tộc tư sản và khuynh hướng dân tộc vô sản. Đây là cuộc đấu tranh hoàn toàn chỉ trên lĩnh vực tư tưởng, diễn ra một cách bình đẳng, không hề bị một sức ép nào và thực ra không ai có thể ép nổi cả một dân tộc phải đi theo hệ tư tưởng này hay hệ tư tưởng khác ngoại trừ sức sống tự thân của chính hệ tư tưởng đó. Kết cục thì như mọi người đã biết, nhân dân Việt Nam đã tự nguyện lựa chọn ngọn cờ chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ đường cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, đưa cách mạng tiến lên phù hợp với xu thế của thời đại. Còn ngọn cờ dân tộc tư sản đã kết thúc vai trò lịch sử, đánh dấu bằng sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng tháng 2 năm 1930 với một tinh thần do chính họ tự xác định: “Không thành công cũng thành nhân”. Nhiều người vốn là lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng, sau khi lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái không thành công, đã khẳng định và động viên dân chúng: Muốn giải phóng được dân tộc thì hãy đi theo ngọn cờ của giai cấp vô sản.
Điều đó cho thấy, những kẻ ngày nay lớn tiếng vu cáo cho Hồ Chí Minh làm “lây truyền vi khuẩn ngu dốt” như Nguyên Thạch xổ ra là hoàn toàn phi lý, phi lịch sử. Trên thực tế, sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin, cái mà Nguyên Thạch cho là “vi khuẩn ngu dốt” đã được khẳng định bằng thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong gần 90 năm qua. Thành công của cách mạng Tháng Tám (1945), đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giành lại nền độc lập, thu giang sơn về một mối, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia – dân tộc, những thành tựu trong xây dựng đất nước trong hơn 30 năm đổi mới, vị thế uy tín của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế, v.v. là bằng chứng sự thật không ai có thể che lấp được. Cho nên, dù có điên khùng, đâm đầu vào những hành vi vô văn hóa đến tột cùng của đáy bùn nhơ bẩn thì những ngôn từ mà Nguyên Thạch cố gán ghép, phỉ báng lãnh tụ Hồ Chí Minh đều vô nghĩa lý với mọi người yêu nước Việt Nam. Trái lại, mọi người dân Việt Nam càng thêm căm ghét kẻ vô liêm sỉ Nguyên Thạch./.


1 nhận xét:

  1. Tất cả những kẻ phản quốc, hại dân phải bị trừng trị thật nghiêm khắc

    Trả lờiXóa