Quyền tự do ngôn
luận, báo chí và quyền tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản, quan trọng của
cá nhân được quy định trong nhiều công ước quốc tế về QCN. Ở Việt Nam , QCN được
quy định trong các hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013.
Thế nhưng trong dịp đầu năm 2018, trên trang mạng Dân
luận và nhiều hãng thông tấn, báo chí phương Tây đã tán phát “Bản lên tiếng về
quyền được nói và nghe sự thật”. Văn bản này do những tổ chức xã hội mạng phi
pháp và một số cá nhân tự xem mình là người “bất đồng chính kiến” ký. Điều đáng
chú ý là có nhiều trang mạng và cá nhân ở nước ngoài, như Hoa
Kỳ , Canada , Australia … đã hùa theo “Bản lên tiếng...” mà về
bản chất là sự xuyên tạc, phủ nhận quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet ở
Việt Nam .
“Bản lên tiếng...” đưa ra một số vụ án, trong đó những bị can, bị cáo đã sử
dụng mạng xã hội, nhất là Facebook làm minh chứng. Văn bản ảo này đòi hủy bỏ
nhiều điều luật trong Chương XI-Về các tội phạm an ninh Quốc gia, như Điều 79
(Tội lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam) và Điều 258 (Tội lợi dụng các quyền
tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, công dân) của Bộ luật Hình sự 1999, vẫn được giữ lại trong Bộ luật
Hình sự 2015. Và họ còn đòi “trả lại toàn bộ sự thật liên quan đến biến cố Mậu
Thân, 1968”.
Pháp luật Việt Nam cũng như
các quốc gia khác, quyền bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ. Hiến pháp và nhiều
bộ luật Việt Nam
đã quy định rõ ràng các quyền tự do ngôn luận, báo chí, kể cả sử dụng mạng xã
hội và quyền tiếp cận thông tin… Cho đến nay, ở Việt Nam có hàng triệu người đã
và đang sử dụng mạng xã hội để trao đổi thông tin, chia sẻ quan điểm chính trị,
giá trị xã hội một cách công khai. Hơn nữa, mạng xã hội còn được Nhà nước Việt Nam đánh giá là
một điều kiện cho sự phát triển của đất nước.
Tôn trọng và bảo đảm QCN thuộc bản
chất và là một mục mục tiêu của Đảng và Nhà nước Việt Nam . Tuy nhiên,
trong thời kỳ 1975-1986 do nhận thức lý luận về CNXH-Đảng Cộng sản Việt Nam chủ
trương xây dựng xã hội XHCN kiểu cũ, sở hữu tư nhân, kinh tế thị trường bị xóa
bỏ, một số QCN trên lĩnh vực kinh tế, xã hội đã bị hạn chế. Trong thời kỳ đổi mới
(từ 1986 đến nay) với mô hình XHCN kiểu mới-xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN,
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các QCN ở Việt Nam được được tôn trọng
và bảo đảm đầy đủ.
Lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 dành cả một chương
(Chương II ) quy định về “QCN, quyền và nghĩa vụ công dân”. Chương này, không
chỉ quy định đầy đủ các QCN, quyền và nghĩa vụ công dân mà còn quy định những
nguyên tắc cơ bản về QCN. Những nguyên tắc đó bao gồm: 1) Nguyên tắc về mối
quan hệ giữa Nhà nước với người dân, trong đó Nhà nước có nghĩa vụ, người dân
là chủ thể của quyền; 2) Nguyên tắc hạn chế quyền (Điều 24); quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình…
(Điều 25) có thể bị hạn chế “vì lợi ích an ninh quốc gia, trật tự xã hội…”.
Những năm qua, QCN, quyền công dân của nhân dân Việt Nam không chỉ
được quy định trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo đảm trong thực tế.
Nhiều quyền dân sự, chính trị đã được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Qua nhiều hình
thức cung cấp, ngoài hệ thống báo chí trong nước, người dân Việt Nam còn được
tiếp xúc với 75 kênh truyền hình nước ngoài thuộc nhiều hãng truyền thông lớn
trên thế giới. Hiện nay, 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú
tại Việt Nam .
Đặc biệt, internet được Nhà nước khuyến khích sử dụng. Hiện, có tới 74 báo và
tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, hơn 1.170 trang thông tin điện tử được cấp
phép hoạt động. Giá dịch vụ internet ở Việt Nam rẻ nhất khu vực. Ngày nay,
người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức của các cơ quan thông tấn, báo chí
lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial
Times…Với những số liệu nêu trên, không thể nói quyền tự do ngôn luận, báo chí,
internet ở Việt Nam bị “bóp nghẹt” như nhiều người tự xưng là người “bất đồng
chính kiến” nói.
Trước tình hình nhiều cá nhân, tổ chức
sử dụng mạng xã hội, internet vi phạm quyền, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích
cá nhân, Bộ luật Hình sự 2015 đã có những quy định bảo vệ các quyền này. Điều
288 quy định về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng
viễn thông: “Phạt tiền” người nào thực hiện nhằm “thu lợi bất chính”; “gây dư
luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân” số tiền phạt lên đến
hàng tỷ đồng. “Phạt cải tạo không giam giữ” phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối
với những người: a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông “những thông tin trái
với quy định của pháp luật...”.
Thời gian qua, không ít người cho
rằng, mọi người đều có quyền sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng xã
hội-xem đó là một quyền tuyệt đối không có giới hạn. Nói cụ thể là người ta
hiểu rằng có quyền đưa thông tin sai sự thật, thông tin bịa đặt... lên mạng mà
không phải chịu trách nhiệm gì về những thông tin mình đưa lên. “Bản lên
tiếng...” nói trên là một ví dụ. Trong nhiều “tuyên ngôn”, “tuyên bố”, “thư
ngỏ” gửi cơ quan, tổ chức, các đồng chí lãnh đạo... thời gian qua thực chất là
thủ đoạn chính trị xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước; xuyên tạc lịch sử cách mạng, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo; phá hoại mối
quan hệ giữa Đảng với nhân dân; kích động hận thù dân tộc; phá hoại quan hệ quốc
tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Bởi vậy hơn lúc nào hết, cán bộ, đảng
viên và người dân cần hiểu rõ, nắm vững các quy định của pháp luật về quyền tự
do báo chí, tự do ngôn luận, quyền TCTT; nâng cao tinh thần cảnh giác với những
thủ đoạn tung tin ảo trên mạng xã hội, tránh tình trạng vô tình trở thành người
vi phạm pháp luật, phá hoại chế độ.
Chúng ta cần tỉnh táo, cảnh giác trước những luận điệu sai trái và đấu tranh vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa