Ở nước ta, ngoài các
tôn giáo chính (đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hoà Hảo, đạo Cao
Đài, đạo Hồi,…), còn có nhiều tôn giáo địa phương khác (Bà la môn, Ba hai, Tịnh
độ cư sỹ, Bửu sơn kỳ hương, các hệ phái Tin Lành,…). Đứng trước một bức tranh
sinh động, phong phú và rất đa dạng về tôn giáo ở nước ta, đã có người ví “Việt
Nam như một bảo tàng tôn giáo của thế giới”.
Các tôn giáo ở Việt Nam
có nguồn gốc ra đời cụ thể khác nhau, hoặc là do du nhập từ nước ngoài hoặc là
được hình thành bởi sự pha trộn của một vài tôn giáo nào đó ở trong nước. Đối
với các tôn giáo ngoại nhập khi đến nước ta có điểm chung là, ít nhiều đều có
những cải biến nhất định cho phù hợp với đặc điểm, nhu cầu tâm lý, tinh thần
của người dân Việt Nam. Sau khi được du nhập vào Việt Nam, không một tôn giáo
nước ngoài nào còn giữ được hoàn toàn tính nguyên bản vốn có của nó. Sự góp mặt
của các tôn giáo ở nước ta như hiện nay đã thể hiện khá đầy đủ những loại hình
tôn giáo, từ sơ khai đến hiện đại. Mặt khác, các tôn giáo ở Việt Nam còn cho
thấy sự pha trộn phức tạp giữa ý thức tôn giáo với tín ngưỡng truyền thống,
tình cảm, đạo đức và phong tục tập quán của dân tộc.
Trong quá trình hình
thành và phát triển, các tôn giáo ở nước ta đã có những tác động và ảnh hưởng
khá sâu sắc đến đời sống của một bộ phận quần chúng nhân dân trên các mặt:
chính trị, văn hoá, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán,...
“Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng tôn
giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình
thường, ổn định, chiếm 25% dân số”, “số tín đồ là nông dân của Phật giáo, Thiên
Chúa giáo chiếm đến 80 - 85%, của Cao Đài và Phật giáo Hoà Hảo là 95%, của Tin
Lành là 65%”(1). Và, tín đồ các tôn giáo khác ở Việt Nam cũng đa số là nông
dân.
Nhận thức đúng vai trò của các tôn giáo và
các tín đồ tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm, chính sách đúng đắn
về vấn đề này và khẳng định: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng
xã hội mới”; trên cơ sở đó, thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ
chức tôn giáo sinh hoạt theo hệ thống giáo lý, giáo luật và quy định của pháp
luật Việt Nam. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những
hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp
luật. Chính sách tôn giáo đúng đắn đó đã có tác dụng cổ vũ, động viên đồng bào
theo đạo và các chức sắc tôn giáo phấn khởi, chung sức, chung lòng cùng cộng
đồng, làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc.
Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động
đang điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước ta thông qua chiến lược “Diễn biến hòa
bình” với mọi thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Trong đó, lợi dụng vấn đề “tôn giáo”
được chúng sử dụng như một vũ khí đặc biệt quan trọng để xuyên tạc, vu khống, kích
động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất ổn định chính
trị-xã hội, tiến tới chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Phương thức
hoạt động chủ yếu của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị là kích động tâm
lý mặc cảm, tư tưởng chống đối, hậu thuẫn về vật chất, tinh thần đối với những
phần tử bất mãn, cực đoan, quá khích trong các tôn giáo; thúc đẩy thành lập các
hội đoàn trái pháp luật trong xứ đạo để thách thức, chống phá chính quyền. Cùng
với đó, chúng tiến hành các hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng,
gây hoang mang dư luận về sự đối lập hệ tư tưởng giữa “hữu thần” với “vô thần”,
giữa thế giới quan tôn giáo với thế giới quan cộng sản hoặc vu cáo, xuyên tạc
“Cộng sản diệt đạo”, “Nhà nước đàn áp tôn giáo”; từ đó, kích động mâu thuẫn,
tập hợp lực lượng, tổ chức biểu tình, gây rối trật tự, mất ổn định an ninh
chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn...
Đặc biệt, thời gian gần đây lợi dụng sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền
Trung, những phần tử xấu dưới vỏ bọc “tôn giáo” đã ra sức lôi kéo một bộ phận
giáo dân gây rối an ninh trật tự hòng tạo cớ “vu khống, ăn vạ” chính quyền “đàn
áp tôn giáo, bóp nghẹt dân chủ” để từ đó lu loa với thế giới về một Việt Nam
“bất ổn”, chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động bạo loạn, kêu gọi nước ngoài can
thiệp vào Việt Nam.
Chúng đã lôi kéo quần chúng nhân dân tham gia các cuộc
tuần hành, tụ tập đông người phản đối chính quyền và yêu cầu Formosa ra khỏi
Việt Nam vào chủ nhật hằng tuần. Các cuộc tuần hành cần tập trung vào một số
địa điểm nhạy cảm, đông người, như: Nhà riêng các lãnh đạo địa phương, công sở,
khu công nghiệp, … tại Nghệ An, Hà Tĩnh. Lấy vụ việc Formosa làm điểm nhấn để
tăng cường khoét sâu mâu thuẫn giữa giáo dân nói riêng và nhân dân nói chung
với chính quyền địa phương” và ủng hộ cái gọi là “cuộc chiến” hiện tại của giáo
dân
Miệng luôn “kêu gào” biểu tình ôn hòa nhưng
thực chất họ đã tổ chức rất bài bản nhằm từng bước kích động, lôi kéo đồng bào
giáo dân gây rối an ninh trật tự, sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng. Như
trong sự kiện một số giáo dân Nghệ An rủ nhau vào Hà Tĩnh biểu tình “nộp đơn
kiện” thì họ đã chuẩn bị xe cộ chở vật chất hậu cần phục vụ, các linh mục đứng
ra cầm loa kêu gọi “con chiên” quấy rối, ngăn cản giao thông trên Quốc lộ 1A…
Linh mục Nguyễn Đình Thục còn cho xe hơi của mình đứng chắn quốc lộ để tạo cớ
giằng co, tranh cãi với lực lượng chức năng. Các phần tử thuộc tổ chức khủng bố
“Việt Tân” nhân cơ hội đó trà trộn, kích động giáo dân chống đối lực lượng cảnh
sát giao thông làm nhiệm vụ, họ đã ném đất đá làm hư hại nặng xe cảnh sát, làm
bị thương nhiều chiến sĩ công an.
Sự chống phá quyết liệt của những kẻ cực
đoan trong tôn giáo cùng sự “hà hơi, tiếp sức” của các thế lực thù địch bên
ngoài nguy hiểm ở chỗ làm cho một số người “nhẹ dạ cả tin” trong bà con giáo
dân lầm tưởng rằng việc làm đó là đi theo “tiếng gọi của Chúa” mang phúc lộc
cho các con chiên ngoan đạo để rồi nghe lời xúi giục kích động của họ tham gia
tụ tập, biểu tình, gây rối vi phạm pháp luật.
Tất cả những hoạt động trên được họ tổ chức
quay phim, ghi hình, truyền trực tiếp trên mạng xã hội để “báo công, ghi điểm”
với các lực lượng phản động bên ngoài, khuếch trương thanh thế nhằm gây sự chú
ý của truyền thông quốc tế, tìm mọi chứng cớ (dù là nhỏ nhất) để vu vạ chính
quyền “đàn áp tôn giáo”, kích động giáo dân tụ tập thêm người hòng gây áp lực
lên chính quyền để “kiện” những điều vô lý, thiếu căn cứ pháp luật và đòi hỏi,
sách nhiễu vô lối về hành đạo…
Những vụ việc mà một số linh mục phối hợp
với các phần tử khủng bố “Việt Tân” gây ra ở Nghệ An, Hà Tĩnh vừa qua đã gây
mất an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sản xuất của người dân và sự
tôn nghiêm của pháp luật. Đồng thời còn đi ngược đường hướng, giáo lý, giáo
luật của đạo Thiên Chúa, trái với chức trách, bổn phận của chức sắc tôn giáo,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, khiến
những tín đồ chân chính không khỏi buồn lòng. Điều đáng nói, sau khi sự việc
xảy ra, một số đối tượng tán phát tài liệu, phát ngôn trên báo chí nước ngoài
xuyên tạc, nói sai sự thật về sự việc với ý đồ làm phức tạp thêm tình hình.
Chúng ta hãy cảnh giác, chủ động và tích
cực đấu tranh lật tẩy những mưu đồ đen tối, những kẻ đeo mặt nạ trá hình đội
lốt tôn giáo trước ánh sáng công lý và pháp luật. Đó là việc cần làm nhất thiết
phải làm của tất cả những người Việt Nam yêu nước chân chính.
Cần phải khẳng định rằng, chính sách nhất
quán của Nhà nước Việt Nam luôn luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để
mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách
đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo, bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử
vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng
pháp luật.
Vì thê chúng ta cần phải “Kiên quyết đấu
tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các
dân tộc, gây rối an ninh trật tự, lợi dụng chống phá Nhà nước, gây cản trở đối
với Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế”. Đồng thời, “Phát
huy các nguồn lực tôn giáo, tạo sức lan tỏa trong xã hội, xây dựng nếp sống văn
minh tốt đời, đẹp đạo, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp
trong xây dựng và phát triển đất nước”.
Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc và chống phá Đảng ta. Mọi người phải nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lôi cuốn vào những thông tin sai lệch của chúng
Trả lờiXóa