Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Sự hình thành những quan điểm sai trái là do trình độ nhận thức chính trị kém


Nước ta vẫn là một nước nghèo và kém phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, tình hình xã hội, vấn đề xã hội vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được tiếp tục quan tâm giải quyết, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, các vùng miền, khoảng cách chênh lệch về sự phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng ngày càng nới rộng. Công tác tư tưởng, văn hóa vẫn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém, chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, lòng tin của một bộ phận nhân dân vào Đảng, vào chế độ có phần giảm sút vì bất bình trước những bất công xã hội. Các thế lực thù địch đã kích động các dân tộc thiểu số, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo vào các mục đích sai trái, bất hợp pháp, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Do ảnh hưởng của các thế lực thù địch và tác động của một số yếu tố khách quan, một số sinh viên viết thư nói xấu chế độ. Điển hình là một sinh viên Học viện Quan hệ quốc tế đã viết cảm tưởng lưu lại triển lãm do Đại sứ quán Mỹ tổ chức “cuộc kháng chiến kháng Mỹ cứu nước là cuộc chiến huynh đệ tương tàn, Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, thanh niên không được quyết định hướng đi và lựa chọn người lãnh đạo của mình hoặc tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại, chỉ có quyền được nghe những lời rao giảng đạo đức, chính trị giả tạo, ngụy biện”. 
Một số ít cán bộ, đảng viên, trí thức cũng ngộ nhận, phê phán nguyên tắc tập trung dân chủ, thậm chí có người còn đòi xóa bỏ nguyên tắc này, cho rằng nó đã lỗi thời, nó chỉ thích hợp với hiện tại, rằng thực hiện tập trung dân chủ là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền trong Đảng và trong xã hội, sẽ không có dân chủ, không có nhân đạo. Thiếu niềm tin vào định hướng XHCN là giáo điều, sách vở, chứ không xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Quan hệ sản xuất mà chúng ta đang xây dựng chỉ là phương tiện để phát triển sản xuất, cho rằng ta xây dựng quan hệ sản xuất XHCN bằng mọi giá, nên lực lượng sản xuất yếu kém, trì trệ. 
Một số đối tượng cơ hội đã xoay chiều, quay quắt, phủ định truyền thống, nêu ra những luận điệu quái gở như “các nhà lãnh đạo Việt Nam cứ mãi ngây thơ tin vào sự đồng lòng xả thân cho một ý thức hệ vu vơ” (Nguyễn Thanh Giang), “cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước như mọi người ngộ nhận, đó là cuộc đụng độ giữa hai thế lực hiếu chiến”; “dưới chiêu dụ của những lời lẽ hào hoa, dân tộc Việt bị xé làm đôi, một cách vô thức đã tự nguyện biến thành hai đội quân đánh thuê cho hai hệ thống chính trị đối nghịch; một cách vô thức biến giang san cha ông ta thành chiếc cối xay thịt khổng lồ” (Dương Thu Hương). 

Như vậy, chúng ta luôn mong muốn một không khí hòa bình để xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc nhưng các thế lực thù địch không để chúng ta yên. Nhưng kẻ địch luôn tìm mọi cách để chống phá ta trên tất cả các lĩnh vực, chúng thường xuyên nhiều thủ đoạn để chống phá chúng ta. Cho nên, đấu tranh chống quan điểm sai trái như một nhiệm vụ tất yếu chúng ta cần làm và nhất định phải làm thật tốt. Để thực hiện được điều đó, cần nhận rõ các dạng quan điểm sai trái để có những đối sách phù hợp. Yêu cầu chung nhất của việc đấu tranh chống quan điểm sai trái chính là làm tốt công tác tư tưởng trong Đảng và toàn dân bằng cách tuyên truyền, tổ chức, giáo dục hướng tới sự thống nhất tư tưởng và thống nhất hành động trong toàn xã hội. 

1 nhận xét:

  1. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa