Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

NHẬN DẠNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TRÊN MẠNG INTERNET HIỆN NAY


Quan điểm sai trái, thù địch về dân chủ ở Việt Nam trên mạng Internet là toàn bộ cách nhìn nhận, đánh giá sai trái, thù địch về dân chủ ở Việt Nam được các thế lực thù địch tung ra trên mạng Internet nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.
Về mặt khoa học, cần phân biệt rõ quan điểm sai trái thông thường do nhận thức với quan điểm sai trái, thù địch nhằm mục đích chính trị, do các thế lực thù địch tung ra. Sự phân biệt này không chỉ để tránh một sự mơ hồ, ngộ nhận về chính trị, mà còn để có cách ứng xử phù hợp, đúng đắn trước vấn đề.
Dân chủ là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp và nhạy cảm, nó hiện diện và tác động đến mọi mối quan hệ xã hội, do đó, không phải khi nào cũng đạt được đồng thuận trong quan điểm. Trên phương diện quốc gia, trong quan hệ quốc tế càng phức tạp và khó đi đến thống nhất khi lợi ích các quốc gia, các dân tộc khác nhau thậm chí đối lập nhau. Hơn nữa, dân chủ là phạm trù có tính giai cấp sâu sắc, khi giải quyết các vấn đề liên quan, chúng ta đều phải làm rõ về phương pháp luận: Dân chủ của ai và dân chủ cho ai. Do đó, việc xác định đâu là nhận thức lệch lạc, đâu là quan điểm sai trái, thù địch, cần phải nhận rõ mục đích của chủ thể. Dù quan điểm có khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, nhưng cũng chưa phải là quan điểm “sai trái, thù địch” nếu mục đích chính trị của chủ thể là khoa học, tiến bộ.
đây, chúng tôi quan niệm: tất cả những ai, cá nhân hay tổ chức, nhà nước hay phi chính phủ, hợp pháp hay bất hợp pháp, ở trong nước hay ở ngoài nước, người Việt Nam hay người nước ngoài… thông qua mạng Internet để chống phá cách mạng Việt Nam về dân chủ đều là chủ thể của các quan điểm sai trái, thù địch, là thành phần của các thế lực thù địch.
Qua khảo sát và điều tra một số trang Web hiện nay đang đăng tải, phổ biến các quan điểm chống phá nền dân chủ ở Việt Nam gồm: Các trang Web của các tổ chức tự gọi là đấu tranh cho dân chủ trong nước (theo điều tra tỷ lệ người sử dụng khoảng 20,67%); các trang Web của các Ban Việt ngữ của các đài quốc tế như RFA, BBC, ABC… (số liệu tương tự là 31,33%); các trang Web không rõ nguồn gốc (số liệu tương tự là 45%). Vì vậy, chúng tôi đã khảo sát, thu thập tài liệu từ những trang Web này. Chúng tôi thấy có nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có các hoạt động chống phá Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ.
Về cá nhân, trong nước tiêu biểu có Nguyễn Chính Kết; Đỗ Nam Hải (Thành phố Hồ Chí Minh) và nhóm Luật sư trẻ, đấu tranh cho cái gọi là “Dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” chủ yếu là Nguyễn Văn Đài (Hà nội); Đặng Dũng, Huệ Đăng (Thành phố Hồ Chí Minh). Những đối tượng này thường xuyên có các bài viết, bài phỏng vấn, thư kiến nghị đăng tải trên mạng Internet như: “Việt Nam và sự đổi mới”; “Suy nghĩ về nhận thức lại” (Hồ Nam Hải); “Đa đảng không phải là điều kiện của dân chủ” (Huệ Đăng); “Cần chấp nhận luật chơi dân chủ” (Đặng Dũng) hay “Quyền tự do lập đảng ở Việt Nam” (Nguyễn Văn Đài)… các bài viết này tập trung nói xấu, xuyên tạc tình hình dân chủ ở Việt Nam, hô hào cho một nền dân chủ chung chung, phi giai cấp, đòi thực hiện một nền dân chủ đa đảng theo mô hình dân chủ phương Tây. Trong bài “Cần chấp nhận luật chơi dân chủ”. Đặng Dũng không hề xấu hổ khi rêu rao: “Việc đi tới mà là trở lại nguồn cội tư tưởng dân chủ phương Tây không có gì là đáng xấu hổ cả. Cần phải lý giải điều đó để không phải mặc cảm nếu phải quay trở lại hình thái dân chủ tốt nhất cho đất nước Việt Nam là hình thái tổ chức đa nguyên đa đảng”. Trong “Thư ngỏ” của Đỗ Nam Hải, càng trắng trợn hơn khi cho rằng: “Cái gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, xét về thực chất chỉ là thứ dân chủ lừa mị, giả hiệu; dân chủ cho thiểu số trong Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đặc biệt, hằng tháng Nguyễn Văn Đài đều họp trực tuyến qua mạng internet với các nhóm Mạng lưới nhân quyền ở Mỹ để bàn các thủ đoạn hoạt động chống đối; đồng thời để cung cấp các thông tin về dân chủ thu thập được ở trong nước. ngoài nước, tiêu biểu có các đối tượng: Nguyễn Thanh Trang, Trưởng ban phối hợp “mạng lưới nhân quyền Việt Nam”; Nguyễn Ngọc Bích cựu trưởng ban Việt Ngữ đài Châu Á tự do (RFA); Bùi Diễn, cựu đại sứ dưới chế độ ngụy quyền ở Mỹ) Âu Dương Thệ, cựu chủ tịch Tổ chức nhân quyền Việt Nam chủ bút tạp chí Dân chủ và phát triển, chủ tịch Hiệp hội Dân chủ và Phát triển Việt Nam ở Đức; Võ Văn Ái và Cô Lan, Chủ tịch và phó chủ tịch Uỷ ban quyền làm người tại Pari; Trần Ngọc Thành, Trần Trung Việt, Nguyễn Minh Cần, Lê Đức Diễn (Báo Điện tử Đàn Chim Việt – Ba Lan). Ngoài ra còn nhiều phần tử khác ở các nước Úc, Canađa, Nga và các nước Đông Âu khác.
Về tổ chức, ở mỗi nước như Mỹ, Pháp, Đức, Ba Lan… đều có Ban phối hợp Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, các ban này thường xuyên phối hợp, liên lạc với nhau tạo thành cái gọi là “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” có mặt ở hầu khắp các châu lục, tiêu biểu có các tổ chức như: “Bảo vệ quyền làm người Việt Nam” do Võ Văn Ái làm chủ tịch, tập hợp một số phần tử cay cú trước thất bại của chúng tại miền Nam Việt Nam năm 1975 đã ra sức chống phá, bôi nhọ hình ảnh của chính nước mình. Lợi dụng danh nghĩa là Phó chủ tịch Liên đoàn nhân quyền (FIDH), một số tổ chức phi chính phủ quốc tế có quy chế tư vấn của ECOSOC, Võ Văn Ái liên tục chống phá Việt Nam tại các khoá họp của Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc; “Diễn đàn thế giới về dân chủ tại Á châu” (World Forum for Democucy in Asia) được tổ chức hàng năm kể từ năm 2004; “Họp mặt dân chủ Việt Nam” cũng được tổ chức hàng năm tại Mỹ… Đây là các diễn đàn tập hợp khá rộng rãi các phần tử chống đối Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, đặc biệt, dưới hình thức một diễn đàn điện tử. Ngoài ra còn có rất nhiều các tổ chức với hình thức tổ chức khác nhau như: Hiệp hội luật sư; Hội kế toán viên, Phòng Thương mại, Lyons Clubs, Dtary Colubs, các đoàn Nam, nữ hướng đạo sinh, các gia đình Phật tử v.v… các tổ chức trên núp dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, được sự ủng hộ của một số lực lượng nước ngoài. Các thế lực thù địch hy vọng “cấy” vào xã hội Việt Nam những mầm mống tư tưởng chống chế độ dân chủ XHCN, tạo thế và lực cho các lực lượng phi XHCN phát triển và có chỗ đứng ở nước ta. Đến một lúc nào đó, khi có thêm “chất xúc tác” các lực lượng này sẽ là nhân tố tạo ra “ngòi nổ” làm sụp đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.
Như vậy, âm mưu của các quan điểm sai trái, thù địch vì dân chủ ở Việt Nam là thống nhất với âm mưu của chiến lược “diễn biến hoà bình”. Mục tiêu cuối cùng của chúng là xoá bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam.
Để thực hiện âm mưu trên, các thế lực thù địch sử dụng rất nhiều thủ đoạn, biện pháp, tập trung vào các thủ đoạn chủ yếu sau.
Một là, cải tiến hoàn cảnh để có tự do phát triển
Đây là thủ đoạn nhằm thực hiện việc liên kết, tập hợp các lực lượng chống phá cách mạng Việt Nam một cách hiệu quả thông qua việc khai thác, sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin, đặc biệt từ Internet. Theo đó, các thế lực thù địch gia tăng việc sử dụng điện thoại di động, Fax để thông tin và liên lạc với nhiều người một cách nhanh chóng và kín đáo. Tăng cường sử dụng Internet để mua bán sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cũng để cải tiến liên lạc giữa những người tự cho là “chiến sĩ dân chủ”, cũng như để liên lạc với thế giới bên ngoài. Dùng Email và các tiện ích khác của Internet để phổ biến tin tức và bình luận thay thế cho các chương trình phát thanh để vu cáo, xuyên tạc Việt Nam vi phạm dân chủ. Đặc biệt thực hiện việc phát thanh qua Internet, đây là một thủ đoạn được sử dụng rộng rãi bởi nó là một biện pháp vừa kín đáo, ít tốn kém lại đem lại hiệu quả cao nhờ ưu thế vượt trội của Internet. Tất cả các hãng tin như RFA, RFI, VOA, BBC, báo Đàn Chim Việt và các công trình phát thanh của người Việt ở nước ngoài đều có trang Web hoặc chương trình phát thanh tiếng Việt thông qua mạng Internet.
Hai là, thực hiện “tiến từng bước từ nhỏ đến lớn để cải tiến dân chủ ở Việt Nam”.
Thông qua mạng Internet, các thế lực thù địch xuất bản các bản tin chuyên nghiệp mà không cần giấy phép. Lúc đầu chỉ có vài trang hoàn toàn nói về vấn đề chuyên môn (kinh tế, du dịch, văn hoá…). Sau đó dần dần sẽ tăng thêm trang và viết về các vấn đề đạo lý và công bằng xã hội và theo Nguyễn Thanh Trang, Trưởng Ban phối hợp mạng lưới nhân quyền Việt Nam, thì chỉ khi nào hoàn cảnh cho phép mới bắt đầu đề cập đến những vấn đề dân chủ, và các quyền làm người căn bản và phổ quát mà Liên hợp quốc đã long trọng công bố trong Bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền từ năm 1948. Trên cơ sở đó “tạo những điều kiện cần thiết để nhân dân tự hàng ngũ hoá”, từng bước” vô hiệu hoá những móng vuốt và làm tê liệt sức mạnh của độc tài” (Âu Dương Thệ). Cuối cùng làm cho chế độ XHCN ở nước ta “rơi vào tình trạng như một chiếc xe hơi không còn xăng, nhớt, khi ấy, nhóm lãnh đạo độc tài bảo thủ cuối cùng ương ngạnh nhất dù muốn cho máy nổ cũng sẽ bị bất lực. Nhân dân và các lực lượng dân chủ sẽ thu lại cái xe một cách nguyên vẹn và toàn bộ, chỉ cần đổ xăng và dầu là xe sẽ chạy bình thường”. (Âu Dương Thệ – Sách lược đấu tranh cho nhân quyền trong thời đại toàn cầu hoá, Diễn đàn dân chủ Việt nam”, BBCvietnames.com).
Ngoài ra, các thế lực thù địch còn tổ chức các diễn đàn về dân chủ ở Việt Nam hàng năm nhằm lôi kéo các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đấu tranh cho cái gọi là “xã hội dân sự” ở Việt Nam, đồng thời thành lập các nhóm hoặc mạng lưới hoạt động nhân quyền, dân chủ địa phương, khi nào hoàn cảnh cho phép, cố gắng tiến đến việc thành lập một mạng lưới cho toàn vùng và nếu có thể cho toàn quốc. Sau khi “xã hội dân sự” đã lớn mạnh, công cuộc vận động sẽ hướng vào các chiến dịch đòi huỷ bỏ điều 4 trong Hiến pháp nước ta. Chúng cho rằng đó là những “sắc luật phản dân chủ” và ‘đó là cội nguồn của mọi vi phạm nhân quyền, dân chủ”.
Ba là, sử dụng Internet liên kết các thế lực dân chủ trong và ngoài nước, tạo sức ép đòi ta thực hiện theo mô hình dân chủ phương Tây.
Thực hiện thủ đoạn này các thế lực thù địch cam kết chặt chẽ với các nhóm nhân quyền, dân chủ ở trong và ngoài nước nhất là với các tổ chức dân chủ, nhân quyền tại các nước XHCN và các nước có chế độ dân chủ tiến bộ – những nước mà chúng cho rằng “đang bị độc tài và quân phiệt thống trị”, ở Châu Á và đẩy mạnh nỗ lực thành lập các liên minh nhân quyền, dân chủ cho toàn vùng Châu Á - Thái Bình Dương.
Vận động các cơ quan tài chính quốc tế để nhờ họ đòi hỏi ta phải “tôn trọng nhân quyền, dân chủ như một điều kiện để tiếp tục cấp viện”, đồng thời, tích cực vận động Liên Hợp Quốc, EU, Châu Úc, Nhật Bản, Mỹ… nhờ họ đòi Việt Nam cải tiến tình trạng nhân quyền, dân chủ trong nước. Cụ thể nhất là vận động các tổ chức và các quốc gia này bàn hành các đạo luật nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam, trong đó có ghi rõ một số chế tài buộc ta phải “tôn trọng dân chủ”.
Tóm lại, quan điểm sai trái về dân chủ ở Việt Nam trên mạng Internet hiện nay là những đánh giá sai sự thật, mang ý đồ chính trị của các thế lực thù địch, nhằm chống phá Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, tạo ra những nhân tố bên trong chuyển hoá chế độ dân chủ XHCN ở Việt Nam theo mô hình dân chủ phương Tây, lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Âm  mưu, thủ đoạn đó tìm mọi cách tiếp cận, khoét sâu những sai lầm của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN, chống phá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực dân chủ trong kinh tế, chính trị, xã hội, cả trên hai phương diện lý luận và thực tiễn. Vì thế việc nhận diện thực chất nội dung các quan điểm sai trái, thù địch về dân chủ ở Việt Nam trên  mạng Internet hiện nay có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt khoa học mà cả trong xây dựng, phát triển và thực hành dân chủ.



1 nhận xét:

  1. Nếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.

    Trả lờiXóa