Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Một sự bịa đặt, xuyên tác trắng trợn về Nhân quyền tại Việt Nam


Can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước khác là vi phạm Công ước Liên hợp quốc về quyền tự quyết của dân tộc và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ấy vậy mà, hàng năm, các “Nghị sĩ” ở một số Nghị viện các nước vẫn đẩy mạnh xuyên tạc, bóp méo sự thật về nhân quyền, tôn giáo, tự do ngôn luận ở một số nước, trong đó có Việt Nam.
Ngày 14 tháng 12 năm 2017, tại thành phố Strasbourg miền Đông Bắc nước Pháp Quốc hội Châu Âu đã thông qua Nghị quyết về Tự do Ngôn luận tại Việt Nam. Nội dung của Nghị quyết không có gì mới ngoài việc vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, bưng bít thông tin, ngăn cản không cho báo chí hoạt động, giam cầm những “người tích cực đấu tranh cho nhân quyền”. Sự thật có đúng như vậy không? Quốc hội Châu Âu có thực sự khách quan hay họ đã bị lừa bịp bởi những âm mưu, thủ đoạn của những kẻ cơ hội chính trị xuyên tạc sự thật về nhân quyền ở Việt Nam?
Mỗi khi cơ quan tư pháp Việt Nam xử lý những người vi phạm pháp luật, thì các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đều lu loa của cái gọi là: “Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không được thực hiện mà ngày càng xấu hơn. Với con số công dân Việt Nam bị giam, và bị kết án vì biểu tình ý kiến của họ ngày càng tăng”. Đây là sự xuyên tạc, vu cáo trắng trợn tình hình dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Cũng như mọi nước khác trên thế giới, Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để có các hành động vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam, không có đàn áp chính trị, không có ai bị bắt vì lý do bất đồng chính kiến và tự do tín ngưỡng mà chỉ có những người vi phạm pháp luật thì mới bị xử lý theo đúng các quy định pháp luật.
Thực tiễn đã chứng minh, dân tộc Việt Nam từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa thời đại: từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có vị thế uy tín ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, nay đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, đời sống của nhân dân đã từng bước được cải thiện và nâng cao; cùng với đó, hệ thống pháp luật ở Việt Nam luôn được điều chỉnh và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như bảo đảm sự tương thích với pháp luật quốc tế.
Trong hợp tác quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, đến nay nước ta đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người như: Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị; Công ước về quyền Kinh tế, Văn hóa, Xã hội; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về Quyền Trẻ em; Công ước về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại…
Những đóng góp tích cực và hiệu quả của nước ta vào mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, giữ vững các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền, là sự minh chứng Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân không chỉ thể hiện ở việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, liên quan đến quyền con người mà được thực hiện trên tất cả các mặt như: Tự do ngôn luận, báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, cũng khẳng định cho sự nỗ lực, cố gắng quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước ta trong thực hiện các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, đem lại những điều tốt nhất cho nhân dân lao động. Những thành tựu về nhân quyền mà nước ta đã đạt được là rất to lớn. Sở dĩ có thể nói như vậy là bởi, nhân quyền, với ý nghĩa sâu xa, cuối cùng chính là việc con người được xã hội quan tâm, tạo điều kiện để có thể phát triển toàn diện có đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao.
Việc Nghị viện châu Âu cho rằng: Việt Nam đã bỏ tù, tổ chức những phiên tòa không công bằng và ra những bản án nặng nề đối với một số phần tử phản động, thù địch được gắn cái mác “nhà báo”, “người hoạt động chính trị” và coi việc làm này là vi phạm nhân quyền, mà cụ thể là quyền tự do ngôn luận của người dân là phiến diện, không khách quan, vu cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Việc xét xử và bắt giữ những người vi phạm pháp luật là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Quá trình xét xử cũng được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật Việt Nam, vì thế những nhận định cho rằng việc xét xử không công bằng là thiếu khách quan và không có căn cứ. Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia phản ánh đặc điểm văn hóa, lịch sử, địa lý của từng quốc gia. Vì thế, nó được coi là chuẩn mực cho hành vi của mọi công dân của quốc gia đó.

Đây là nguyên tắc được công nhận và thực thi không chỉ ở Việt Nam mà tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Thời gian tới, Đảng và Nhà nước ta tiếp phát triển hơn nữa việc bảo vệ, thúc đẩy thực thi quyền con người, vừa tăng cường đối thoại và hợp tác quốc tế về nhân quyền, cung cấp thông tin rộng rãi về những việc chúng ta đã làm được để dư luận trong nước và thế giới hiểu rõ, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu chung của thế giới là bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ngày càng tốt hơn, góp phần giữ vững môi trường hòa bình và an ninh quốc tế và độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

1 nhận xét:

  1. Mọi người dân Việt Nam phải luôn nêu cao cảnh giác, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của những phần tử phản động

    Trả lờiXóa