Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Cảnh giác trước các luận điệu phủ nhận tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia


Sau khi trở thành người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xôviết, một trong những nhiệm vụ cấp bách đầu tiên được V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích Nga đề ra là quyết tâm bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa - bảo vệ quốc gia Nga với tính cách là Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn  nước Nga Xôviết sau Cách mạng Tháng Mười gặp nhiều khó khăn, do chế độ cũ Nga hoàng trong nhiều năm đã thúc đẩy nước Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đầy tốn kém, khiến cho nền kinh tế đất nước lâm vào tình  trạng tiêu điều, kiệt quệ. Bên cạnh đó, trước sự ra đời của Nhà nước Nga Xôviết, các thế lực phản cách mạng, những phần tử cơ hội ở trong nước cấu kết chặt chẽ với 14 nước đế quốc tìm cách xóa bỏ mọi thành quả cách mạng. Vì vậy để bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc theo V.I.Lênin, trước hết phải bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
V.I.Lênin cho rằng, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia; là lợi ích sống còn, vấn đề nóng bỏng của mỗi quốc gia, dân tộc trong điều kiện cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. V.I.Lênin chủ trương phải nhanh chóng thành lập một quân đội cách mạng để làm nòng cốt bảo vệ lợi ích sống còn của quốc gia, dân tộc và chỉ rõ: “Muốn bảo vệ chính quyền công nông… chúng ta phải có Hồng quân vững mạnh… Có Hồng quân mạnh, chúng ta sẽ vô địch”. Ngày 15/01/1918, Hội đồng dân ủy do V.I.Lênin đứng đầu đã thông qua sắc lệnh thành lập Hồng quân công nông - một quân đội chính quy kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới. Sự ra đời của Hồng quân công nông có ý nghĩa hết sức quan trọng, là kết quả của quá trình tư duy lý luận và tư duy chính trị nghiêm túc, sáng tạo của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích. Từ một lực lượng lúc mới thành lập khoảng 30 vạn người, đến cuối năm 1918, Hồng quân đã phát triển lên 1 triệu người với nhiều binh chủng như bộ binh, kỵ binh, pháo binh, bộ đội thiết giáp, công binh và không quân. Do có sự chủ động chuẩn bị về lực lượng, cho nên trong thời kỳ 1918 - 1920, Hồng quân nhân dân Liên Xô đã tiến hành cuộc chiến tranh chống thù trong giặc ngoài và giành những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng, không những bảo vệ được thành quả cách mạng và chính quyền Xôviết non trẻ, mà còn tạo cho cách mạng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển.
Trong quan điểm bảo vệ lợi ích quốc gia, V.I.Lênin nhấn mạnh đến việc tất yếu phải bảo vệ độc lập về chính trị và kinh tế. Bởi vì, có độc lập về chính trị mới giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa – con đường phát triển hợp quy luật của nhân loại được C.Mác và Ph.Ăngghen vạch ra trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Độc lập về kinh tế là tiền đề để giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của quốc gia. Giữa độc lập về chính trị và độc lập về kinh tế tuy là hai nhân tố khác nhau, nhưng có mối quan hệ biện chứng, để làm tiền đề và điều kiện cho nhau trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia.
Từ đặc điểm của một quốc gia đa dân tộc, sắc tộc, V.I.Lênin cho rằng, việc bảo vệ lợi ích quốc gia không thể tách rời bảo vệ quyền bình đẳng, quyền từ quyết dân tộc. Đây là lợi ích thiết thân của mỗi quốc gia để bảo đảm cho mỗi quốc gia tồn tại với tư cách là một thành viên độc lập trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy trong di sản lý luận đặc sắc của mình, Người đã công bố Cương lĩnh dân tộc với những quan điểm về quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và đoàn kết giữa các dân tộc. V.I.Lênin khẳng định quan điểm: “Căn cứ vào lợi ích của sự nhất trí và liên minh anh em của công nhân và tất cả những người lao động, của quần chúng bị bóc lột trong cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội…Chính phủ xã hội chủ nghĩa của nước Nga, tức là Hội đồng bộ trưởng dân ủy, xác nhận một lần nữa rằng tất cả các dân tộc đã bị chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản Đại Nga áp bức, đều có quyền tự quyết”[1]. Đây là một quan điểm hết sức quan trọng của V.I.Lênin, qua đó khẳng định rõ các dân tộc dù lớn hay nhỏ, trình độ phát triển cao hay thấp, đều có quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt là quyền tự quyết dân tộc, thực chất là quyền tự quyết về chính trị, tự quyết định chiều hướng phát triển và vận mệnh của dân tộc mình, không một quốc gia, dân tộc nào được áp đặt quan điểm, vi phạm độc lập chủ quyền của nước khác. Theo quan điểm của V.I.Lênin, tất cả các dân tộc có quyền tự nguyện liên hiệp với nhau trên cơ sở bình đẳng dân tộc, nhằm đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột và giải phóng GCCN và phong trào công nhân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp của GCCN.
Tư tưởng bảo vệ lợi ích quốc gia của V.I.Lênin còn được biểu hiện ở quan điểm bảo vệ những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bức thư gửi N.I.Bukhain ngày 11/10/1920, V.I.Lênin nếu rõ: “nền văn hóa mới=chủ nghĩa cộng sản”. Thực tiễn nhân loại cho thấy những giá trị truyền thống, văn hóa của một dân tộc là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của một quốc gia. Đó còn biểu hiện cốt cách của dân tộc, mang đậm dấu ấn và bản sắc riêng để phân biết với các dân tộc khác. Vì vậy, việc bảo vệ lợi ích quốc gia phải luôn gắn chặt với bảo vệ, bảo tồn và phát triển truyền thống, văn hóa và bản sắc văn hóa và bản sắc văn hóa của quốc gia đó trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Việc bảo vệ lợi ích quốc gia theo tư tưởng của V.I.Lênin còn phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường của đất nước. Người cho rằng, đây là vấn đề hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển trường tồn của quốc gia, dân tộc. Khi nói đến lợi ích quốc gia được bao hàm tất cả các yếu tố bảo đảm cho quốc gia đó được ổn định phát triển bền vững như: hòa bình độc lập, tự chủ và quyền lợi của cộng đồng người sinh sống. Cho nên, việc bảo vệ tài nguyên, môi trường của đất nước chính là điều kiện bảo đảm cho sự hài hòa, bền vững, lâu dài và tiến lên xây dựng một xã hội độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, văn minh; đồng thời trên cơ sở đó giải quyết một cách hài hòa lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia và lợi ích nhân loại.
Những tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc không chỉ đối với nước Nga Xôviết, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Thấm nhuần vận dụng sáng tạo những tư tưởng, quan điểm của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, mở ra một định hướng phát triển mới cho dân tộc Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Quá trình cách mạng đó ở Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu và nôi dung của thời đại do Cách mạng Tháng Mười mở ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu không có Cách mạng Tháng Mười vĩ đại thì nhân dân Việt Nam không thể hoàn thành cuộc Cách mạng Tháng Tám của mình”. Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam là vô cùng to lớn; là biểu hiện sinh động tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia trên đất nước Việt Nam độc lập có chủ quyền và quyền tự quyết dân tộc.
Ngày nay, sự tan rã của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang trải quan một thời kỳ đầy khó khăn, thử thách. Chủ nghĩa chống cộng và chủ nghĩa cơ hội, xét lại hiện đại đang tìm mọi cách để phủ nhận những thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga và cơ sở tư tưởng của cách mạng đó là chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng thời, các thế lực thù địch cũng tìm mọi cách xóa bỏ hệ tư tưởng Mác – Lênin, trong đó có tư tưởng, quan điểm của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia.
Cách mạng phải luôn biết tự bảo vệ. Nguyên lý này của V.I.Lênin càng đặc biệt quan trọng trong những thời điểm bước ngoặt của lịch sử cách mạng. Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin vào công cuộc bảo vệ lợi ích quốc gia trong điều kiện mới đòi hỏi Đảng ta trước hết phải vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đúng hướng, lấy kim chỉ nam là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng; lấy mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội làm định hướng xây dựng và phát triển đất nước.
Bảo vệ lợi ích quốc gia trong tình hình mới đòi hỏi Đảng ta phải biết tự bảo vệ về chính trị tư tưởng và tổ chức, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình", thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch. Từ kinh nghiệm xương máu ở Liên Xô những năm 90 của thế kỷ XX cho thấy, để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ lợi ích quốc gia, thì vấn đề căn bản, sâu xa nhất là Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Không gừng đổi mới là bản chất của chủ nghĩa xã hội, là quy luật tồn tại, phát triển đồng thời là nguyên lý “tự bảo vệ” của Đảng. Chính V.I.Lênin là tấm gương sáng về tinh thần đổi mới, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn và tư duy lý luận.
Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội thế giới khủng khoảng, lâm vào thoái trào, thì Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới thắng lợi. Với đường lối đúng đắn của Đảng, Việt Nam không chỉ giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mà chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng cũng không ngừng được củng cố. Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được giữ vững; lòng tin của mọi tầng lớp nhân dân ngày càng tăng lên… là cơ sở bảo đảm cho công cuộc đổi mới giành thắng lợi. Một trong những nguyên nhân thành công của sự nghiệp đổi mới trong hơn 30 năm qua là Đảng ta đã nhận thức đúng đắn bài học bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách là Tổ quốc theo tư tưởng của V.I.Lênin; xác định rõ bảo vệ lợi ích quốc gia trên hai phương diện: tự nhiên – xã hội. Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội, duy trì trật tự, kỷ cương an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi và thách thức, nguy cơ đan xen. Trong tình hình mới, Đảng ta chủ trương bảo vệ lợi ích quốc gia bằng sức mạnh tổng hợp của cả quốc gia về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII nêu rõ: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vừng môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Quan điểm đó của Đảng là biểu hiện sinh động sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia phù hợp với điều kiện mới của cách mạng. Đó cũng chính là quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng ta về giải quyết hài hòa lợi ích nhân loại; không tuyệt đối hóa lợi ích quốc gia mà xâm phạm đến lơi ích của các nước khác và nhân loại. Trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào cũng kiên định, kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, không dao động, bi quan, đổi hướng, thay đổi mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.



[1] V.I.Lênin, toàn tập, tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2006, tr. 

1 nhận xét:

  1. Lợi ích quốc gia là trên hết; những kẻ nào có ý định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước hãy thức tỉnh nếu không sẽ bị nghiêm trị.

    Trả lờiXóa