Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa mác- lê nin, tư tưởng hồ chí minh là sự lựa chọn duy nhất đúng của đảng và dân tộc việt nam. ý nghĩa với cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay.

                        

Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang đạt được những thành tựu quan trọng và tiếp tục phát triển trong tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước và phát triển tương đối toàn diện. Văn hoá và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy. Công tác xây dựng Đảng đạt một số kết quả tích cực”. Tuy vậy, bên cạnh những thời cơ lớn, vận hội lớn, chúng ta cũng đang đứng trước không ít thử thách cam go. Trong tình hình đó, một số người do phai nhạt lý tưởng, thoái hoá biến chất và do cả sự cơ hội về chính trị, bị kẻ thù làm lung lạc ý chí đã đưa ra một số quan điểm làm phân tâm xã hôị, có tác động tiêu cực tới quá trình đổi mới, quá trình đẩy mạnh phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Họ cho rằng, chủ nghĩa xã hội đang khủng hoảng và thoái trào. Sự tan rã của Liên Xô, của các chế độ xã hội chủ nghĩa châu Âu và của hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung là bằng chứng nói lên tính vô vọng cho bất kỳ nước nào, khi còn xem chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của sự phát triển (!). Với mức độ mềm dẻo hơn, mang tính "khách quan", "thực tế" hơn, có người cho rằng, trước năm 1945, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đúng là mục tiêu, lý tưởng của chúng ta. Nhưng, giờ đây, đất nước đã hoà bình, độc lập, thống nhất mà vẫn xem "độc lập dân tộc là mục tiêu" thì hoàn toàn vô nghĩa…
Tất cả những ý kiến ấy, vô tình hay cố ý, đều bỏ qua hiện thực lịch sử mà hầu hết những người có lương tri không chỉ trong dân tộc, mà trên thế giới thừa nhận là: Sự kết hợp giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã tạo ra những bước tiến to lớn không chỉ trong cuộc đâú tranh cho độc lập dân tộc, mà cả trong quá trình xây dựng xã hội mới - xã hội, xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn lãnh đạo cách mạng và sau hơn 30 năm lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước, những thành quả cách mạng cùng những thành tựu mà Đảng ta, dân tộc ta đạt được đều là những kỳ tích vĩ đại của sự nhất quán và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong quỏ trỡnh đổi mới phải kiờn định mục tiờu độc lập dõn tộc và chủ nghĩa xó hội trờn nền tảng chủ nghĩa Mỏc - Lờnin và tư tưởng Hồ Chớ Minh , đó là lựa chọn của lịch sử và duy nhất đúng của nhân dân ta. Phát huy những bài học kinh nghiệm đã được tích luỹ trong quá trình đó, phát triển và vận dụng sáng tạo chúng vào hoàn cảnh của mỗi dân tộc sẽ mang lại triển vọng huy hoàng cho mọi quốc gia đang và sẽ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nước ta là một điển hình.
Ngược dòng lịch sử, trở lại những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở nước ta: Thực dân Pháp sau khi buộc triều Nguyễn bạc nhược đầu hàng, chúng đã cơ bản đặt ách thống trị lên nước ta và bắt đầu áp dụng chính sách thống trị thuộc địa phản động toàn diện: chuyên chế về chính trị; vơ vét, bóc lột về kinh tế; nô dịch về văn hoá.
Chính quyền thực dân không xoá bỏ chế độ phong kiến và những di tích lạc hậu của chế độ quân chủ như nó đã làm ở phương Tây, mà cải biến và sử dụng chế độ phong kiến, biến nó thành công cụ tay sai để thống trị, đàn áp nhân dân Việt Nam. Từ đó, trong xã hội Việt Nam xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, phong kiến; mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc xâm lược, trực tiếp là đế quốc Pháp và bè lũ tay sai câu kết chặt chẽ với nó.
Trong hai mâu thuẫn vừa nêu, mâu thuẫn thứ hai có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Để giải quyết mâu thuẫn đó, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra; nhiều biện pháp, con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đã được khảo nghiệm.
Đông du không có kết quả,  một số sĩ phu yêu nước (như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường) tìm sang Pháp với hy vọng bằng con đường nghị trường để cứu nước...Song, ®i sang ph­¬ng T©y víi con ®­êng cøu n­íc nh­ vËy còng kh«ng thµnh.
Bên cạnh con đường hoà bình, ngay từ nửa cuối thế kỷ XIX, một số người yêu nước theo ý thức hệ phong kiến cũng đã nghĩ tới con đường bạo lực. Tôn Thất Thuyết đã chủ trương kiên quyết sử dụng bạo lực để chống lại sự xâm lược của đế quốc Pháp. Chiếu "Cần Vương" do ông soạn thảo và được Vua Hàm Nghi chấp thuận đã thể hiện đậm nét tư tưởng này. Nhờ đáp ứng đúng nhu cầu của nhân dân, chiếu Cần Vương đã được quần chúng khắp nơi hưởng ứng. Đồng bào nhiều nơi ở khắp Bắc, Trung, Nam  đã nổi dậy dùng bạo lực để chống lại thực dân Pháp. ở Nam Bộ có Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Trương Định... ở Trung Bộ có khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng, khởi nghĩa Ba Đình,...ë B¾c Bé cã khëi nghÜa Yªn ThÕ...Con ®­êng b¹o lùc ®ã d­êng nh­ diÔn ra liªn tôc trong mét thêi gian kh¸ dµi.
Mặc dù không thiếu dũng cảm và quyết tâm, nhưng kết cục chung của tất cả các phong trào yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến và các phong trào phản kháng trên đây của nông dân đều thất bại.
Cũng trong thời kỳ này, một số đảng chính trị ít nhiều mang tính tích cực theo khuynh hướng tư sản đã ra đời. Một trong những số đó là Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học (được thành lập năm 1927). Trong các phong trào đó, những hoạt động của các cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và Nguyễn Thái Học là tiêu biểu, mang khuynh hướng mới rất đậm nét và có ý nghĩa nổi bật.
Thất bại của phong trào Cần Vương cũng chính là thất bại của hệ tư tưởng phong kiến.
Thất bại của Nguyễn Thái Học cũng đánh dấu điểm kết thúc luôn vai trò lịch sử của giai cấp tư sản bản xứ và con đường cứu nước trên lập trường tư sản, tiểu tư sản để hướng sự phát triển của đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Nguyên nhân cơ bản khiến cho các phong trào đó không thành công là chưa có một lý luận cách mạng khoa học soi đường, chính vì vậy, chưa xác định đúng đối tượng, lực lượng, phương thức tiến hành đấu tranh giải phóng. Nói cách khác, không có đường lối cứu nước nào nảy sinh từ thực tiễn đấu tranh của nhân dân ta khi đó có thể chỉ ra con đường và cách thức đúng đắn giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp bách đang đặt ra cho toàn thể dân tộc Việt Nam: độc lập và dân chủ.
Trước khi đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Nguyễn Tất Thành (sau đó, Người lấy tên là Nguyễn ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã làm "cuộc đại tổng kết lịch sử", nhìn nhận, đánh giá một cách có hệ thống mọi con đường mà các bậc tiền bối đã đi qua.
- Con đường của cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật, đánh Pháp chẳng khác gì "đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau".
- Cụ Phan Châu Trinh định dựa vào Pháp để canh tân đất nước khác nào "xin giặc rủ lòng thương".
- Chủ trương cầm súng chống Pháp của cụ Hoàng Hoa Thám khả dĩ hơn, nhưng Cụ còn mang nặng cốt cách phong kiến.
 - Con đường nghị viện mà Phan Văn Trường chủ trương, thử nghiệm cũng không đem lại kết quả.
Vì vậy, tuy Nguyễn ái Quốc rất kính trọng các cụ, nhưng không đi theo con đường của các cụ.
Trong tư tưởng, nhận thức của Người, chỉ có tinh thần yêu nước truyền thống, ý chí bất khuất; chỉ với sức mạnh của truyền thống lịch sử sẽ không thể nào chiến thắng được quân xâm lược trong thời đại mới. Để giành được thắng lợi, nguồn sức mạnh đó cần được nâng lên một chất lượng mới và cùng với nó, điều căn bản hơn là phải nhận biết được thời đại đang sống, tìm ra nguồn sức mạnh mới, động lực mới cả trong nước và trên trường quốc tế .
Năm 1911, Người lên tàu đi tìm đường cứu nước. Trải qua 21 năm đi khắp năm châu bốn biển, Người thấy rằng, dù ở nước Pháp, nước Anh hay nước Mỹ, vẫn có sự phân cực giàu nghèo. Tại đó, bên cạnh thiểu số những kẻ giàu có sống phè phỡn bằng áp bức, bóc lột là đại đa số những người lao động cơ cực. Nói cách khác, ngay ở các "chính quốc" - nơi có độc lập dân tộc - cũng phân chia thành thiểu số những kẻ giàu có và số đông những người nghèo khổ; ở đó cũng khổ cực, cũng nhức nhối nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc; ở đó, độc lập dân tộc không đi liền với ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Người cũng nhận ra rằng, mặc dù nước Pháp, nước Anh vốn là quê hương của các cuộc cách mạng tư sản, là những cường quốc đang lớn tiếng  cổ xuý cho các khẩu hiệu bình đẳng, tự do..,nhưng các thuộc địa của họ, dù ở châu á, châu Phi hay các nước Mỹ Latinh, đều là địa ngục trần gian đối với người bản xứ và là thiên đường của bọn thực dân. Đối với không ít nhà cách mạng của các dân tộc thuộc địa, cách mạng tư sản Anh, Pháp có thể cung cấp những nguyên mẫu đáng noi theo, hào quang của các xứ sở đó có thể rọi sáng con đường giải phóng dân tộc họ. Nhưng, đối với Nguyễn ái Quốc, các cuộc cách mạng đó - cách mạng tư sản là các cuộc cách mạng "không đến nơi"; con đường tư bản chủ nghĩa không thể là khuôn mẫu, là cứu cánh cho các dân tộc đang rên xiết dưới ách thực dân và đang khát khao một con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp để tiến tới một xã hội, mà ở đó có sự thống nhất giữa độc lập dân tộc và tự do, ấm no, hạnh phúc cho quảng đại quần chúng.
Theo Người, những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư sản chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Muốn giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
Chính lập trường yêu nước, lòng khát khao giải phóng dân tộc đã mang lại cho Nguyễn ái Quốc hòn đá thử vàng chắc chắn để không mơ hồ, lạc hướng trong vô số các lý luận, các học thuyết nảy nở đủ màu, đủ sắc trong hoàn cảnh đương thời. Ngay khi được biết về Quốc tế II, câu hỏi mà Nguyễn ái Quốc đặt ra và có ý nghĩa quyết định đối với sự lựa chọn lập trường chính trị của Người là Quốc tế đó có giúp đỡ các dân tộc nô lệ và lệ thuộc đấu tranh giải phóng mình không ?
Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại (1917) đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại, thời kỳ bắt đầu thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Từ phía các dân tộc bị áp bức, khẩu hiệu mà Tôn Trung Sơn, nhà cách mạng vĩ đại của Trung Quốc, đưa ra: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc" đã phản ánh nhu cầu và niềm khát vọng chung của họ. Nhưng chưa có một dân tộc thuộc địa nào tự mình đủ sức giành thắng lợi ở đầu thế kỷ XX.
ở Việt Nam, như trên đã đề cập, vào nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mọi nỗ lực giải phóng dân tộc đều không thành công, mọi con đường cứu nước đều bế tắc. Điều đó càng chứng tỏ rằng, các dân tộc thuộc địa không thể chỉ dựa vào sức lực vốn có của mình để chiến thắng sự liên hiệp của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Nhu cầu tìm bạn đồng minh cũng đã đặt ra cho tất cả các dân tộc phụ thuộc, thuộc địa. Những điều kiện để thoả mãn nhu cầu đó đã xuất hiện: cả phía giai cấp vô sản lẫn phía các dân tộc bị áp bức đều có nhu cầu kết hợp với nhau để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Mặt khác, hoàn cảnh lịch sử chung của thời đại đã phát triển tới mức đặt song hành cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản quốc tế với cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa và tạo ra đầy đủ tiền đề để hai cuộc cách mạng này kết hợp với nhau.
Từ thực tế đó, Hồ Chí Minh rút ra kết luận mang tầm chiến lược là: Trong thời đại ngày nay, muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác, ngoài con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định dứt khoát rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức, rằng muốn độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội”… Hồ Chí Minh chủ trương soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, thành lập Đảng và dẫn dắt cách mạng Việt Nam theo mục tiêu đã chọn. Thực tiễn thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là bằng chứng, chứng minh hùng hồn cho điều đó.
Như phân tích ở trên cho thấy: mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vào trước 1945, có nội dung trực tiếp nhất là đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân; xoá bỏ sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, tạo tiền đề chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội cho việc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ từ 1954 đến ngày 30-4-1975, mặc dù miền Bắc đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn là nhiệm vụ chính trị số một, bao trùm trong cả nước. Mục tiêu "độc lập dân tộc" lúc đó là giữ vững thành quả độc lập dân tộc mà nhân dân miền Bắc đã đạt được, loại bỏ sự thống trị của đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của Mỹ ở miền Nam nhằm làm cho miền Nam thoát khỏi ách chủ nghĩa thực dân mới. Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội mang đầy đủ những đặc trưng bản chất của mình vẫn là mục tiêu, lý tưởng cần vươn tới đối với cả nước.
Tuy nhiên, từ sau ngày 30-4-1975, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn là mục tiêu, nhưng mang nội dung mới; đó không còn là đấu tranh giành và giữ chính quyền, xoá bỏ sự thống trị của đế quốc, thực dân; đó không còn là giữ vững thành quả độc lập dân tộc mà nhân dân miền Bắc đã đạt được, loại bỏ sự thống trị của đế quốc Mỹ,mà đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các luồng tư tưởng đa chiều, đa diện để rồi quyết định đi hay không đi lên chủ nghĩa xã hội.v.v
 Tư tưởng ở một số người lúc đó cho rằng, do hai miền còn có những khác biệt đáng kể về kinh tế và nhiều vấn đề khác, nên chưa thống nhất đất nước vội. Hãy để miền Nam làm tiếp nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ, đến khi giữa hai miền có sự hoà đồng thì sẽ tiến hành thống nhất đất nước, tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (!); hoặc để miền Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa một thời gian, sau đó sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội (!); hay miền Nam nên xác lập chế độ dân chủ nhân dân một cách triệt để và trung lập để tranh thủ sự giúp đỡ của mọi nước có các thể chế chính trị khác nhau nhằm tạo những tiền đề cần thiết rồi sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội (!).
Đối với chúng ta, kinh nghiệm lịch sử hiện đại chứng minh rằng, thống nhất đất nước chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở độc lập dân tộc thực sự - độc lập trên nền tảng của chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, từ đó sẽ tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết cho việc bảo vệ vững chắc chủ quyền của dân tộc.
Đó cũng là nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân ta đi theo Đảng tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân không chỉ nhằm thoát khỏi ách đô hộ của ngoại bang, cũng không phải chỉ nhằm thoát khỏi gông cùm của phong kiến để rồi lại rơi vào tình trạng bị bóc lột theo phương thức tư bản chủ nghĩa, mà muốn tiến tới thoát khỏi mọi kiểu áp bức, bóc lột, mọi người đều được sống trong ấm no, tự do và hạnh phúc. Muốn vậy, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vấn đề còn lại chỉ là đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội như thế nào, theo mô hình nào, chứ không phải là vấn đề có nên tiến lên  chủ nghĩa xã hội hay không ?
Bằng việc kiện định với học thuyết Mác-Lênin, trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận đó vào điều kiện nước ta, Đảng ta mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vững vàng “chèo lái” đưa “con thuyền” cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, độc lập dân tộc với nghĩa thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới đã đạt được trong thực tế, nhưng việc giữ vững, củng cố và phát huy thành quả đó trong xây dựng xã hội mới vẫn là một vấn đề không đơn giản. Chủ nghĩa đế quốc nói chung, đế quốc Mỹ nói riêng đang ra sức sử dụng nhiều con đường, bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học - công nghệ, dân tộc và tôn giáo, nhằm thay đổi bản chất chế độ chúng ta, thậm chí, nhằm xác lập trở lại quyền thống trị của chúng cùng bè lũ tay sai.
Do đó, mục tiêu "độc lập dân tộc" hiện nay được biểu hiện rõ nhất ở chỗ bảo đảm có đường lối độc lập, tự chủ trong phát triển đất nước. Nó xa lạ với mọi sự sao chép bên ngoài, ỷ lại bên ngoài, lệ thuộc bên ngoài. Cùng với cái đó, một nội dung không kém phần quan trọng là bảo đảm độc lập tự chủ trong chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, nhưng phải giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc.
Ngay với nghĩa cổ điển của từ đó, độc lập dân tộc giờ đây cũng không phải không đứng trước những nguy cơ. Sự vi phạm độc lập, chủ quyền vùng biển, vùng trời, biên giới đất liền và hải đảo vẫn thường xuyên diễn ra với mức độ khác nhau. Vấn đề "Nhà nước Đê Ga độc lập" vẫn âm ỉ là một minh chứng cho điều đó...ViÖc b¶o ®¶m toµn vÑn chñ quyÒn quèc gia vÉn th­êng xuyªn ®­îc ®Æt ra. Với những ý nghĩa như vậy, độc lập dân tộc của chúng ta vừa là một hiện thực lịch sử, vừa là một mục tiêu ngay trong giai đoạn hiện nay và cả trong một tương lai không ngắn. 
Chúng ta thấy rõ mưu đồ đó qua nhiều thủ đoạn, nhiều tuyên bố của giới cầm quyền Mỹ và bè lũ tay sai cùng những hành động thực tế của chúng. Ngay khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ còn đang trong quá trình đàm phán và sơ bộ được ký kết, trên tờ Thời báo Oa sinh tơn có đoạn: "Việc ký kết bước đầu Hiệp định Thương mại với Việt Nam ngày 25/7 đánh dấu chặng đường cuối cùng trên con đường nước Mỹ trở lại Đông Dương sau cuộc chiến Việt Nam. Oa sinh tơn hy vọng rằng, các cải cách kinh tế và mậu dịch được kích thích bởi Hiệp định này sẽ gíup Mỹ, bằng con đường thương mại, hoàn thành được những gì đã không thể hoàn thành được bằng đại bác: Chuyển hoá một chính quyền cộng sản sang một xã hội cởi mở". Ai cũng biết, "xã hội cởi mở" mà Mỹ nói ở đây chính là xã hội tuân theo những chuẩn mực dân chủ, nhân quyền của Mỹ , tức là một nước lệ thuộc Mỹ.
Hiện nay, sự khủng hoảng, thoái trào của chủ nghĩa xã hội với tư cách một chế độ xã hội không phải là cơ sở để ai đó đi tới kết luận rằng, chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lịch sử; rằng, "chủ nghĩa tư bản muôn năm"; rằng, chủ nghĩa tư bản là triển vọng duy nhất và cuối cùng của mọi dân tộc, của mọi quốc gia. Sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội chỉ là khủng hoảng của một kiểu, một mô hình bị biến dạng của chủ nghĩa xã hội. Từ kinh nghiệm thành công và chưa thành công của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ những tri thức và kinh nghiệm mới mà loài người đã tạo ra trong những thể chế chính trị- xã hội khác nhau trong hiện thực lịch sử và thời đại, những người mác-xít có khả năng đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhờ vậy, chủ nghĩa xã hội sẽ không chỉ thoát khỏi khủng hoảng, mà còn có bước phát triển rực rỡ trong tương lai.

1 nhận xét: