Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII có nêu 1 trong
9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống có biểu hiện là mê tín dị đoan. Điều
đáng lo ngại là các hiện tượng mê tín dị đoan hiện nay không chỉ tập trung ở
các tầng lớp có trình độ học vấn và mức sống thấp, mà ngày càng có chiều hướng
phát triển mạnh trong các bộ phận dân cư có trình độ dân trí cao, mức sống khá giả,
trong số đó có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thậm chí cả cán bộ cao
cấp.
Mê tín dị đoan là một biểu hiện của suy thoái,
tác động tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội, làm cho đời sống văn hóa
tinh thần của xã hội vẩn đục, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Do mê
tín dị đoan mà không ít cán bộ, đảng viên không kiểm soát được hành vi của
mình, dẫn đến vi phạm pháp luật. Cách đây không lâu, dư luận từng lên tiếng về
vụ bố con ông Tạ Văn Phú và Tạ Văn Cường ở xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội
đều là đảng viên nhưng vẫn lập đền thờ, xem tướng, bói toán, làm tà thuật tại
nhà. Hàng trăm người đã bị rỗ mặt vì tin
“thầy” “di
cung, hóa số” "đổi sổ thiên đình".
Một số
cán bộ, đảng viên thường xuyên cầu cúng vượt quá giới hạn sinh hoạt tín ngưỡng
bình thường. Cũng do mê tín dị đoan, tin tưởng vào bói toán có tướng, số làm
quan, phát tài nên có người còn tìm cách “vận động” mua bán chức quyền. Thậm
chí có trường hợp do tin vào số, mệnh, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của tổ
chức, hãm hại, trù dập cán bộ, tìm cách gạt bỏ những người không hợp với mình,
lôi kéo những người “hợp mệnh” vào cùng ê kíp để dễ bề thao túng. Không ít cán
bộ, đảng viên tin vào sự may mắn, tin vào những yếu tố siêu nhiên nên thường
xuyên đi cầu cúng, tế lễ… Có gia đình cán bộ, công chức xây am, điện thờ đồ sộ
quá mức thông thường, hằng ngày hương khói, tụng kinh, gõ mõ ảnh hưởng đến môi
trường văn hóa, đến an ninh của khu dân cư.
Hay tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông, nhiều
người dân rất bức xúc vì gia đình một cán bộ khi tổ chức đám tang cho bố đã rải
tiền thật ra đường.
Mê tín dị đoan còn gây lãng phí của cải, thời gian, cản trở sự phát triển xã hội. Hằng năm, cả nước đốt đi hàng chục nghìn tấn giấy để làm vàng mã, biến hàng trăm tỷ đồng thành tro bụi. Nhiều người còn sắm cả Iphone, biệt thự, ô tô, máy bay, du thuyền, đô-la vàng mã để... cúng cho người đã khuất.
Vì vậy, lễ hội cần phải được quản lý chặt chẽ, trước khi cho phép hoạt động phải thấy rõ được tác dụng văn hóa tích cực của nó với đời sống cộng đồng xã hội. Đồng thời, cần có những quy định hướng dẫn sinh hoạt lễ hội, ngăn ngừa có hiệu quả hoạt động mê tín dị đoan”- Giáo sư Ngô Đức Thịnh khẳng định.
Mê tín dị đoan còn gây lãng phí của cải, thời gian, cản trở sự phát triển xã hội. Hằng năm, cả nước đốt đi hàng chục nghìn tấn giấy để làm vàng mã, biến hàng trăm tỷ đồng thành tro bụi. Nhiều người còn sắm cả Iphone, biệt thự, ô tô, máy bay, du thuyền, đô-la vàng mã để... cúng cho người đã khuất.
Vì vậy, lễ hội cần phải được quản lý chặt chẽ, trước khi cho phép hoạt động phải thấy rõ được tác dụng văn hóa tích cực của nó với đời sống cộng đồng xã hội. Đồng thời, cần có những quy định hướng dẫn sinh hoạt lễ hội, ngăn ngừa có hiệu quả hoạt động mê tín dị đoan”- Giáo sư Ngô Đức Thịnh khẳng định.
Bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa