Như chúng ta biết, tham
nhũng là một hiện tượng xã hội, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước.
Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, kể cả ở
nước nghèo và nước giàu, quốc gia phát triển, đang phát triển hoặc kém phát
triển; không phân biệt do một đảng hay do đa đảng lãnh đạo. Để phòng, chống
tệ nạn này Đảng, Nhà nước ta có quyết tâm chính trị rất cao, triển khai quyết
liệt nhiều giải pháp. Đây cũng là vấn đề quan trọng mà các thế lực thù địch,
phần tử cơ hội đã lợi dụng để chống phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước
của nhân dân.
Đối với những người thường xuyên tiếp
xúc Internet hẳn không xa lạ với những thông tin, bài viết có nội dung đề cập
đến hiện tượng tham nhũng ở Việt Nam được đăng tải trên các blog, facebook, website,…
của một số hội, nhóm “xã hội dân sự” và các cá nhân tự xưng là những nhà hoạt
động “dân chủ, nhân quyền”, “vì dân”, “vì nước”, ….. Những thông tin, bài viết trên
thường mang nặng sự suy diễn chủ quan, thổi phồng, thậm chí xuyên tạc trắng
trợn tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam . Chúng
thường lợi dụng những vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ, đảng viên đã xảy ra
hoặc những sự việc tiêu cực trong xã hội để suy diễn, quy kết “do tham nhũng”
và thổi phồng, tô vẽ cho đó là tình trạng “phổ biến”, “bản chất” của chế độ xã
hội chủ nghĩa, một “căn bệnh” do cơ chế độc đảng lãnh đạo, do “năng lực quản lý
yếu kém” của Nhà nước, …... Chúng suy diễn rằng, có sự “bao che, dung túng,
tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống
tham nhũng, lãng phí” của lãnh đạo, chính quyền các cấp nên nó mới lộng hành
như vậy. Hay việc điều tra kỷ luật các cá nhân đặc biệt là các quan chức tham
nhũng đó là sự thanh trừng, đấu đá của các nhóm trong bộ bộ máy nhà nước Việt Nam ….. Chúng
lập riêng những website, blog để đăng tải bài viết, hình ảnh xuyên tạc, vu
khống, bôi nhọ về đời tư, sự minh bạch của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
ta.
Mục đích trên của chúng nhằm xuyên tạc
nói xấu Đảng, nói xấu chế độ mà Đảng, nhân dân ta đang xây dựng. Chúng vẽ lên
một bức tranh xám xịt về thực trạng xã hội Việt Nam
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi
trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cơ
sở, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, tạo “hoài nghi” về quyết
tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đồng thời, phá hoại sự
đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân và sự
đồng thuận trong xã hội.
Bên cạnh đó còn phải kể đến một số tổ
chức mang danh quốc tế. Họ luôn tự cho mình cái quyền đi “phán xét” tình hình
tham nhũng ở các quốc gia trên thế giới. Khi đề cập đến thực trạng tham nhũng ở
Việt Nam, các bản “báo cáo” này thường dựa trên những quan điểm chủ quan, thiếu
cơ sở, mang tính phiến diện, phản ánh sai lệch tình hình; đưa ra những đòi hỏi
Việt Nam phải thực hiện “quyền tự do” cho người dân để “nâng cao hiệu quả”
chống tham nhũng và kêu gọi “cho phép các tổ chức xã hội dân sự” tham gia vào công
tác phòng, chống tham nhũng …...
Như vậy đã rõ, các tổ chức hội, cá
nhân trên đang cố tình muốn sử dụng vấn đề tham nhũng và đấu tranh chống tham
nhũng ở Việt Nam làm “công cụ”, để thực hiện ý đồ chống phá Việt Nam. Thực
chất, đó chỉ là những tổ chức, cá nhân có quan điểm, tư tưởng phiến diện, lệch
lạc được các thế lực thù địch, phản động “hậu thuẫn”, cổ vũ, đội lốt “trách
nhiệm” với “vận mệnh” của dân tộc, của đất nước để chống lại công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước ta hiện nay. Đây rõ ràng là chiêu trò, thủ đoạn “diễn
biến hòa bình” nhằm gây “nhiễu loạn” chính trị - xã hội, nhằm xóa bỏ Đảng Cộng
sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Ở Việt Nam, ngay từ khi xây dựng chính
quyền cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ đã nhận diện, thẳng thắn
chỉ ra các hiện tượng tham ô tài sản, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn,
…... Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan
liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”1. Người
cho đó là: “Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm
trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”2. Tham nhũng
còn gây ra tác hại làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với bộ máy và công
chức, viên chức nhà nước, triệt tiêu động lực cơ bản nhất của sự phát triển.
Người luôn nghiêm khắc nhắc nhở mọi tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên: “Mỗi
cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên
trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng
cao đạo đức cách mạng”3; “… một Đảng mà giấu giếm khuyết
điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình,
vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra
khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới
là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”4. Quán
triệt tinh thần đó, trong văn kiện của Đảng tại các kỳ đại hội đều cảnh báo về
tệ nạn này, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Cùng với các chủ trương, văn bản
pháp luật phòng, chống tham nhũng, Đảng, Nhà nước ta đã có những hành động cụ
thể nhằm vạch mặt, kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến
chất và có hành vi tham nhũng.
Thời gian qua, những người đứng đầu
Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam
tiếp tục khẳng định và quyết tâm đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng. Đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua, Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong
trào, xu thế của cả xã hội. "Tôi cảm thấy kinh nghiệm đầu tiên là 6
tháng đầu năm nay tiếp tục đà của năm 2016 sau Đại hội. Đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không phải lẻ mẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ
đã thành phong trào, thành một xu thế, làm có bài bản, phân công cơ quan nào
làm, kết quả thế nào, bao giờ xong. Đây là kinh nghiệm rất quý. Tạo ra được xu
thế, được phong trào mới là cơ bản. Tổng bí thư cũng chỉ rõ sắp tới, công tác
đấu tranh phòng chống tham nhũng phải tiếp tục được tăng cường, quyết liệt
hơn, hiệu quả cao hơn, không có trở ngại nào, sức ép nào.
Như vậy, Đảng, Nhà nước ta không phủ
nhận tham nhũng đã và đang tồn tại ở Việt Nam ; là vấn đề nhức nhối, gây ra
những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với xã hội, trực tiếp phá hoại công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, “tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,
tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống,… chưa được ngăn chặn, đẩy
lùi”5 đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân, làm sai lệch các
chủ trương, chính sách của Đảng, dẫn đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa,
tạo điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện chiến lược “Diễn biến
hòa bình”, làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Để ngăn
chặn tệ nạn này, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn thể hiện rõ quan điểm và quyết
tâm không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí,
can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết đấu tranh loại
trừ những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
tham ô, tham nhũng và loại trừ tệ nạn này ra khỏi đời sống xã hội, không để
tham nhũng cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Thực tế trên là bằng chứng xác thực nhất
bác bỏ những luận điệu tuyên truyền phiến diện, chủ quan, lệch lạc, thù địch
đang cố tình lợi dụng vấn đề tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở
Việt Nam để thực hiện mục đích, ý đồ xấu.
Chúng ta phải tích cực đấu tranh vạch trần bộ mặt nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa