“Phi chính trị hóa” Quân đội là một âm mưu, thủ đoạn nham hiểm trong
chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng
Việt Nam, nhằm tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, làm cho Quân đội biến chất, không còn là công cụ bạo lực sắc
bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Bởi vậy, đấu tranh làm
thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện
nay.
Thuật ngữ “phi chính trị hóa” quân đội
xuất hiện vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Luận điệu đó là: quân đội trung
lập, đứng ngoài chính trị, không chịu sự lãnh đạo, chi phối của bất cứ chính
đảng, lực lượng chính trị nào; quân đội chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ
lợi ích của nhân dân. Thoạt nghe, thấy có vẻ có lý. Người nhẹ dạ cả tin dễ lầm
tưởng đây là một phát kiến mới, với suy nghĩ đơn giản là quân đội “đứng giữa”,
không phụ thuộc vào bất kỳ ai thì mọi hành động sẽ công tâm, khách quan, phù
hợp với lợi ích của nhân dân hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ bản chất của vấn đề
và những gì diễn ra trong thực tiễn ta càng hiểu và thấy rõ “tim đen” của những
người “sáng tạo” ra luận điệu phản khoa học và phản động.
Với sự can dự, tác động vào đời sống chính trị đã làm sụp đổ
các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới trước đây và một số nước Bắc Phi -
Trung Đông vừa qua, các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược
“diễn biến hòa bình” hòng xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới,
trong đó Việt Nam được xác định là trọng điểm chống phá. Để thực hiện mục tiêu
đó, chúng tiến hành nhiều phương thức, thủ đoạn trên tất cả các lĩnh vực đời
sống, kinh tế, xã hội. Một trong trong những mục tiêu quan trọng là đòi “phi
chính trị hóa” quân đội, vô hiệu hóa quân đội, làm mất sức chiến đấu bảo vệ
Đảng Cộng sản, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, không khó để nhận ra các luận điệu như: Tuyên
truyền phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp; xuyên
tạc tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam;
phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt Quân đội
nhân dân Việt Nam”; đòi xóa bỏ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị,
cùng với hệ thống cơ quan chính trị và cán bộ chính trị trong quân đội; xuyên
tạc bản chất, truyền thống tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, làm giảm lòng tin của nhân
dân đối với quân đội…; với mục tiêu cao nhất là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đối với quân đội và cuối cùng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Suy cho cùng, mọi luận điệu mà các thế lực thù địch tung
ra chỉ nhằm một mục đích duy nhất là làm cho Quân đội xa rời sự lãnh đạo của
Đảng, tha hóa, biến chất, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH,
mất sức chiến đấu, không còn là Quân đội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Một khi Đảng không nắm được Quân đội, tất yếu Quân đội sẽ mất phương hướng
chiến đấu, phân rã về chính trị, tư tưởng. Đó là thời cơ để các thế lực thù
địch đẩy đất nước lâm vào tình cảnh rối ren, mất ổn định chính trị - xã hội,
chệch hướng CNXH.
Lịch sử đã để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về vấn
đề này. Vào những năm cuối thế kỷ XX, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên
Xô đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị của học thuyết Mác -
Lênin, xóa bỏ cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội, làm cho quân đội bị “phi chính trị
hóa”, bị vô hiệu hóa. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự
sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô.
Trước những luận điệu xuyên tạc đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ
QĐNDVN không mơ hồ, ảo tưởng, mất cảnh giác, cần nhạy bén phát hiện âm mưu, thủ
đoạn mới của các thế lực thù địch, chủ động đấu tranh, củng cố và tăng cường
trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội. Kẻ địch hiểu rất rõ chỉ có thể thực
hiện được “phi chính trị hóa” quân đội, nếu chia rẽ được Quân đội với Đảng, Nhà
nước và nhân dân. Luận điệu “phi chính trị hóa quân đội”, thực chất chỉ là trò
“ảo thuật chính trị”, lừa dối những ai nhẹ dạ, cả tin, ấu trĩ về chính trị.
Sinh thời, V.I. Lê-nin đã cảnh báo: ... Không ai có thể tiêu diệt được chúng
ta, ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta. Cho dù các thế lực thù địch có
nhiều mưu ma chước quỷ hiểm độc đến đâu, song chúng cũng không thể đạt được mục
đích chuyển hóa hòng làm cho quân đội ta “đứng ngoài chính trị” hoặc “trung lập
về chính trị”.
Do đó chống âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội và tăng
cường xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là hai mặt của quá trình xây
dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”;
đòi hỏi phải vạch trần sự phi lý và ngụy tạo, “ảo thuật chính trị” của quan
điểm đòi “phi chính trị hóa” quân đội; đồng thời, phải thực hiện đồng bộ các
giải pháp, tập trung vào các giải pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức và chính
sách, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận rõ mọi âm mưu, thủ đoạn
chiến lược “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Trong tình hình hiện nay, đặc biệt coi trọng xây dựng quân
đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức
mạnh chiến đấu của quân đội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ
Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội là một chiêu trò, một
âm mưu hết sức nguy hiểm, thâm độc trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch. Tuy không mới, nhưng về thủ đoạn, cách thức tiến hành thì
có sự thay đổi, điều chỉnh so với trước. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta
phải đề cao cảnh giác, tích cực và chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu
và hành động chống phá của chúng; tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, hoàn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống lại bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa