Năm 2017 là tròn 100 năm cuộc Cách
mạng tháng Mười Nga vĩ đại – cuộc cách mạng đã mở ra cả một kỷ nguyên mới trong
lịch sử tiến hóa của nhân loại. Năm 2017 sẽ là một năm quan trọng, khi mà từ đầu
thập niên 1990, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Đông Âu và Liên Xô,
các thế lực chống cộng hoan hỉ chờ mong “cuộc thử nghiệm CNXH” sẽ chấm dứt trên
toàn cầu. Thế nhưng các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) còn lại trên thế giới vẫn
đang vững vàng trên con đường mình đã chọn.
Nhìn lại lịch sử, vào đầu thế kỷ
20, nhiều người nghi ngờ sự ra đời và thành công của chế độ Xô viết XHCN vào
năm 1917. Họ tin rằng giai cấp công nhân không thể nắm được chính quyền, và nếu
có nắm được thì cũng không thể giữ được quá 2 tuần. Nhưng trên thực tế liên
minh công-nông Nga đã giành và giữ được chính quyền, không chỉ trong 2 tuần hay
2 tháng như Công xã Paris, mà là tới hơn 70 năm và đạt nhiều thành tựu vĩ đại
chưa từng có tiền lệ.
Chính quyền Xô viết đã trụ vững
trước những con sóng dữ của nội phản, của cuộc can thiệp vũ trang do 14 nước đế
quốc tiến hành trong giai đoạn 1918-1920 (khi cả châu Âu tư sản cùng với Mỹ và
Nhật Bản “xúm” lại để đánh “hội đồng” nước Nga mới) và cuộc tấn công quân sự của phát xít Đức từ năm 1941 (với sự
dung dưỡng từ phương Tây) cũng như cuộc chiến tình báo và Diễn biến Hòa bình do
phương Tây phát động sau này.
Bất chấp xuất phát điểm thấp, lại ở
trong vòng vây toàn diện của chủ nghĩa tư bản ngay từ giai đoạn đầu, lại không
thể tích lũy vốn theo kiểu mà các nước tư bản khác đã làm (như xâm chiếm thuộc
địa, bán súng cho các bên, buôn nô lệ, bóc lột tàn tệ người lao động…) nhưng
Liên Xô đã đạt được nhiều bước tiến phi thường cả trước Thế chiến thứ 2 và sau
năm 1945 trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, công nghiệp, công nghệ, giáo dục,
y tế, quân sự. Dựa trên phương pháp khoa học mác xít và tiếp thu kinh nghiệm của
chính các nhà chuyên môn tư sản, nhân dân Liên Xô đã liên tục hoàn thành trước
thời hạn nhiều kế hoạch 5 năm, tạo tốc độ phát triển thần kỳ cho đất nước trong
thời gian dài. Liên Xô đã vươn mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành
siêu cường thế giới, và về kinh tế chỉ đứng thứ 2 (sau Mỹ).
Liên Xô không chỉ lo cho bản thân,
mà còn là điểm tựa cho phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Cùng với Quốc tế
III, Liên Xô là nước đi đầu bênh vực quyền lợi của các dân tộc thuộc địa.
Không những vậy, chính CNXH hiện
thực ở Liên Xô đã góp phần quan trọng gìn giữ hòa bình thế giới và cứu nhân loại
khỏi thảm họa phát xít - con đẻ của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn. Chủ nghĩa tư bản
(CNTB) hiện nay còn tồn tại và phát triển, một phần quan trọng là vì được giải
thoát khỏi con quái vật phát xít, đồng thời chịu sức ép từ CNXH buộc nó phải điều
chỉnh, phải “nghiên cứu” nghiêm túc Bộ Tư bản luận của Karl Marx, phải áp dụng
triệt để khoa học công nghệ, tăng cường phúc lợi xã hội và tăng tỷ lệ cổ đông
là công nhân trong doanh nghiệp nhằm xoa dịu đấu tranh giai cấp…
Với thực lực ở giai đoạn đỉnh cao của mình, rõ ràng Liên Xô
đã đuổi kịp hoặc vượt nhiều nước phương Tây,
và có đủ sức quá độ
lên CNXH nếu bình tĩnh, tỉnh táo và không mắc các sai lầm chiến lược.
Thực tiễn cũng bác bỏ luận thuyết
cho rằng Liên Xô là chế độ độc tài, bởi không có chế độ độc tài nào lại tồn tại
lâu đến thế và lập được nhiều chiến công đến như vậy. Các chế độ độc tài của
Hitler (Đức), Mussolini (Italy ),
Pinochet (Chile ),
hay Pol Pot (Campuchia) đều có kết
cục là phải sụp đổ nhanh chóng.
Chính vì vậy mà các giá trị truyền
thống vẫn được tôn trọng ở nước Nga hiện nay. Phần nhạc quốc ca Liên bang Nga
ngày nay chính là của thời Xô viết. Cờ búa liềm và quân kỳ Hồng quân Liên Xô vẫn
tung bay đầy kiêu hãnh trên Hồng trường mỗi dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng Phát
xít (9/5) hay tái hiện cuộc duyệt binh huyền thoại năm 1941 (đúng vào ngày Cách
mạng tháng Mười 7/11).
Con đường của Cách mạng tháng Mười đã dẫn tới sự ra đời của nhiều đảng cộng sản trên thế giới,
ở Đông Á, trong đó có Việt Nam .
Đó còn là cảm hứng và ngọn đuốc dẫn đường cho Cách mạng tháng Tám 1945 cũng như
sự ra đời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông
Nam Á.Việt Nam đã lựa chọn con đường đó, trước hết để giải phóng dân tộc, sau
là tránh đau khổ do tuần tự phát triển dưới chế độ TBCN và tránh nguy cơ bị nô
dịch bởi chủ nghĩa đế quốc. CNXH không chỉ là định hướng để giải phóng dân tộc
mà còn là điều kiện quan trọng bảo đảm độc lập dân tộc trước các nước lớn trong
bối cảnh CNTB đã vô cùng phát triển và chiếm ưu thế trên thế giới. Đồng thời
đây cũng là phương án phát triển bền vững cho Việt Nam .
Ngày nay,
trong điều kiện quốc tế mới, các thế lực thù địch hiếu chiến liên tục tiến
công, bao vây các nước xã hội chủ nghĩa từ nhiều phía. Chiến tranh thông tin
bùng nổ, địch lợi dụng các phương tiện thông tin, lợi dụng “dân chủ, nhân quyền”
tự do tôn giáo,… để chống phá cách mạng Việt Nam . Điều đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước
ta phải nhận thức rõ mọi thách thức để có chiến lược, sách lược đúng đắn.
Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, việc thực
hiện chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế phải bảo đảm giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, cùng có lợi, bảo đảm an ninh quốc gia, từng
bước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có
được những thắng lợi hết sức lớn lao trong tiến trình cách mạng của nước ta,
trước hết là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam . Đảng luôn
luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động cách mạng của dân tộc. Đảng đã sáng suốt lựa chọn con đường
phát triển của cách mạng Việt Nam trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, trong
lôgic tiến tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản - xu thế tất yếu cho thời
đại mới đã được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa