Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

VẠCH RÕ BẢN CHẤT ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN ĐÒI ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ, ĐA ĐẢNG ĐỐI LẬP CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI NƯỚC TA HIỆN NAY Hiểu rõ Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước ra sức công kích, vu khống, bôi nhọ, hòng làm mất uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia rẽ Đảng với nhân dân. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, thù địch cho rằng “cái sai gốc của Đảng Cộng sản Việt Nam là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng”. Chúng đòi “Đảng phải sửa cái sai gốc ấy”, phải “từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, trở về trong lòng dân tộc”. Chúng còn yêu cầu “Đảng Cộng sản Việt Nam phải sám hối những tội lỗi, những sai lầm của mình”, “Đảng phải đứng ra hòa giải dân tộc”. “Đảng phải xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xác nhận quyền lãnh đạo của Đảng đối với xã hội”, “Đảng độc tài, phát xít say sưa bạo lực làm ly tán nhân tâm”, “Đàn áp bất đồng chính kiến”, “Đảng không có lòng yêu nước, nên để xẩy ra các cuộc chiến tranh vô ích, phi đạo lý”, “Đảng vi phạm nhân quyền, dân chủ” v.v.. Bùi Tín viết: “Dân chủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam là con số không, ở trong xã hội cũng là một quả trứng lớn”. Tệ hại hơn, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động lấy cái bản chất tráo trở của chúng để gán cho Đảng ta: “Đảng quá tinh khôn, hiện chỉ còn mang cái vỏ cộng sản, biết Mác - Lênin không còn thích hợp với thế giới văn minh tin học, nhưng cứ dùng nó như một phương tiện để giữ yên dân chúng, giữ yên địa vị lãnh đạo của mình và tạo điều kiện để đưa phe cánh của mình chiếm lĩnh vị trí béo bở trong xã hội tương lai”. Hai vấn đề mà chúng tập trung xuyên tạc nhất là, đòi Đảng ta phải từ bỏ quyền lãnh đạo và đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Có thể nói rằng, những người tự cho là “cấp tiến”, “yêu nước chân chính” ở Việt Nam hiện nay đã ăn tươi nuốt sống quan điểm của trào lưu xã hội dân chủ, một trong những nội dung của trào lưu này là chủ nghĩa đa nguyên. Nguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa đa nguyên là sự cường điệu, sự thổi phồng, sự tuyệt đối hóa cái đa dạng, cái khác biệt về chất trong thực tế khách quan và phủ nhận hay hạ thấp tính thống nhất vật chất của thế giới. Quan niệm của chủ nghĩa đa nguyên phù hợp với nguyên tắc của chủ nghĩa đế quốc “chia để trị”. Những người theo chủ nghĩa đa nguyên đã tuyệt đối hóa tính đặc thù dân tộc và đặt chúng lên trên những quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội. Mũi tiến công chủ yếu của chủ nghĩa đa nguyên là nhằm vào chính quyền của giai cấp công nhân. Dưới chiêu bài “ngăn cản các thế lực chính trị mạnh mẽ thống trị tuyệt đối con người”, những đại biểu của chủ nghĩa đa nguyên đặc biệt chú trọng tấn công vào các Đảng Mác - Lênin, vào lý luận và thực chất của chuyên chính vô sản, vào các chính sách liên minh giai cấp công nhân. Mục đích chính trị của chúng là nhằm chia xẻ quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, đa nguyên hóa chính quyền đó, để cuối cùng xóa bỏ chính quyền của giai cấp công nhân, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chủ nghĩa đa nguyên đã chứng tỏ là một học thuyết phản khoa học. Chúng tìm cách phá hoại tính thống nhất và lập trường kiên định của các Đảng này, biến các Đảng này từ chỗ là những Đảng cách mạng kiểu mới, có kỷ luật và đầy sức chiến đấu, trở thành những câu lạc bộ bàn cãi suông, ý chí và hành động của những người cộng sản sẽ bị lung lay, sự thống nhất về tư tưởng và sự thống nhất về hành động của Đảng sẽ trở nên vô hiệu. Mục đích của chúng không có gì khác hơn là loại bỏ vai trò cầm quyền của các Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận điệu của chúng về “đa nguyên mới dân chủ” là một trò lừa bịp phục vụ cho mưu đồ chính trị đen tối của chúng. Đấu tranh chống và khắc phục ảnh hưởng của chủ nghĩa đa nguyên ở nước ta hiện nay là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Chúng ta phải khẳng định ngay rằng, những lý lẽ trên đây đều thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn; sự đòi hỏi đó là phi lý, chỉ nhằm mục đích chính trị xấu xa của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động mà thôi. Cái ảo tưởng “đoàn kết”, “hòa giải” của chúng nói đến chính là “hòa giải”, “đoàn kết” với các đảng phái, phe nhóm, tổ chức phản động, mưu toan lật đổ chế độ chúng ta và đưa đất nước ta đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Cái dã tâm của chúng đâu phải là khó nhận thấy. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là vấn đề mang tính giai cấp phù hợp với quy luật khách quan, thông qua việc ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, mà uy tín của Đảng được nâng cao không chỉ với nhân dân trong nước, mà cả với nhân dân thế giới, không chỉ với chính đảng của giai cấp tư sản, mà cả với các Đảng Cộng sản anh em. Việc ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng vào Điều 4 Hiến pháp là sự thể chế hóa, vai trò lãnh đạo của Đảng trở thành nguyên tắc hiến định cơ bản xuyên suốt quá trình hoạt động tổ chức của bộ máy Nhà nước. Các thế lực thù địch luôn kích động “đa nguyên chính trị” “đa đảng đối lập” hòng nhằm kích động tư tưởng dân chủ vô chính phủ, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta. Đa nguyên, đa đảng không phải là chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Đa nguyên chính trị thực chất là một khuynh hướng xã hội triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, các đảng đối lập, tổ chức xã hội đối lập. Khi xuất hiện các tổ chức độc quyền, đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm. Tổ chức độc quyền có lực lượng ngang bằng nhau là bình phong dân chủ che đậy sự bất công bình đẳng trong xã hội tư bản. Khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống các nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới, bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô chính phủ, chống nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng, nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy Đảng Cộng sản khỏi vị trí lãnh đạo xã hội, đòi xây dựng nhà nước pháp quyền tư sản - bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất cả các nhóm, đảng phái đối lập, nhưng thực chất đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản. Đa nguyên, đa đảng không đảm bảo được dân chủ đích thực, mà bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Muốn thực hiện được nó, thì trước tiên người lao động phải xây dựng nên một chính đảng cùng một chính phủ duy nhất đại diện cho quyền lực của mình. Với một chế độ xã hội, thì hoặc quyền lực thuộc về giai cấp bóc lột, hoặc thuộc về giai cấp bị bóc lột mà thôi. Lịch sử cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã xuất hiện và phủ định đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như một tất yếu tự nhiên. Năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền, thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên hết, nên trong những ngày đầu gìn giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tự tuyên bố giải tán và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sáng suốt khi không thâu tóm quyền lực, mà chia đều cho các tổ chức khác, để cùng chung tay chống quân thù. Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đấu tranh, đánh tan các tổ chức phản động, loại bỏ những quan điểm đường lối đi ngược lại với lợi ích dân tộc. Sau 1954, Đảng ta cũng chủ trương tổng tuyển cử tự do, thành lập chính phủ liên hiệp, thống nhất nước nhà. Nhưng chính chính quyền Ngô Đình Diệm đã bác bỏ và phủ nhận thể chế đa nguyên đó. Mặt khác, thế lực phong kiến, được sự tiếp sức của đế quốc Mỹ, các tổ chức phản động ở miền Nam cũng đã từng lập nên một chính thể đa nguyên với sự tham gia của nhiều đảng phái. Nhưng mục đích chính trị của các đảng phái đó lại chống lại nền độc lập dân tộc và quyền lợi của nhân dân lao động, nên nhân dân cả nước ta đã đứng lên lật đổ thể chế chính trị đó, thiết lập nên nền chính trị nhất nguyên và lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại diện duy nhất cho quyền lợi của nhân dân lao động và cả dân tộc. Tính tất yếu của quá trình lịch sử tự nhiên đó đã và đang được nhân dân ta khẳng định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam - một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên. Nền chính trị nhất nguyên ở nước ta là do nhân dân, vì nhân dân, được lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. Đó là độc lập, tự do cho dân tộc; là quyền tự quyết dân tộc, quyền bình đẳng với mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển đi lên của mình; là quyền tự do lập hiến và lập pháp, lựa chọn và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân; là quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các thành phần kinh tế; quyền tự do làm giàu theo pháp luật, phát huy dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương xã hội; là sự phát triển trong đa dạng các sắc màu văn hóa dân tộc; là sự tiến bộ trong giáo dục, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu vì sự tiến bộ và phát triển toàn diện con người… Những thành tựu không thể phủ nhận của nền chính trị nhất nguyên đó đã khẳng định và ngày càng củng cố vững chắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Toàn dân Việt Nam tin tưởng vào Đảng Cộng sản Việt Nam, tin tưởng vào sự lựa chọn của lịch sử, vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ sự tin tưởng này, chúng ta cần đấu tranh, lên án mạnh mẽ những đối tượng thù địch, phần tử xấu, vạch trần âm mưu chính trị đòi đa nguyên, đa đảng của chúng. Vì một Việt Nam ổn định chính trị, phát triển kinh tế mạnh mẽ và bền vững, vì một cuộc sống thực


Hiểu rõ Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước ra sức công kích, vu khống, bôi nhọ, hòng làm mất uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia rẽ Đảng với nhân dân.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, thù địch cho rằng “cái sai gốc của Đảng Cộng sản Việt Nam là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng”. Chúng đòi “Đảng phải sửa cái sai gốc ấy”, phải “từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, trở về trong lòng dân tộc”. Chúng còn yêu cầu “Đảng Cộng sản Việt Nam phải sám hối những tội lỗi, những sai lầm của mình”, “Đảng phải đứng ra hòa giải dân tộc”. “Đảng phải xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xác nhận quyền lãnh đạo của Đảng đối với xã hội”, “Đảng độc tài, phát xít say sưa bạo lực làm ly tán nhân tâm”, “Đàn áp bất đồng chính kiến”, “Đảng không có lòng yêu nước, nên để xẩy ra các cuộc chiến tranh vô ích, phi đạo lý”, “Đảng vi phạm nhân quyền, dân chủ” v.v.. Bùi Tín viết: “Dân chủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam là con số không, ở trong xã hội cũng là một quả trứng lớn”.
Tệ hại hơn, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động lấy cái bản chất tráo trở của chúng để gán cho Đảng ta: “Đảng quá tinh khôn, hiện chỉ còn mang cái vỏ cộng sản, biết Mác - Lênin không còn thích hợp với thế giới văn minh tin học, nhưng cứ dùng nó như một phương tiện để giữ yên dân chúng, giữ yên địa vị lãnh đạo của mình và tạo điều kiện để đưa phe cánh của mình chiếm lĩnh vị trí béo bở trong xã hội tương lai”.
Hai vấn đề mà chúng tập trung xuyên tạc nhất là, đòi Đảng ta phải từ bỏ quyền lãnh đạo và đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Có thể nói rằng, những người tự cho là “cấp tiến”, “yêu nước chân chính” ở Việt Nam hiện nay đã ăn tươi nuốt sống quan điểm của trào lưu xã hội dân chủ, một trong những nội dung của trào lưu này là chủ nghĩa đa nguyên. Nguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa đa nguyên là sự cường điệu, sự thổi phồng, sự tuyệt đối hóa cái đa dạng, cái khác biệt về chất trong thực tế khách quan và phủ nhận hay hạ thấp tính thống nhất vật chất của thế giới. Quan niệm của chủ nghĩa đa nguyên phù hợp với nguyên tắc của chủ nghĩa đế quốc “chia để trị”. Những người theo chủ nghĩa đa nguyên đã tuyệt đối hóa tính đặc thù dân tộc và đặt chúng lên trên những quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội. Mũi tiến công chủ yếu của chủ nghĩa đa nguyên là nhằm vào chính quyền của giai cấp công nhân. Dưới chiêu bài “ngăn cản các thế lực chính trị mạnh mẽ thống trị tuyệt đối con người”, những đại biểu của chủ nghĩa đa nguyên đặc biệt chú trọng tấn công vào các Đảng Mác - Lênin, vào lý luận và thực chất của chuyên chính vô sản, vào các chính sách liên minh giai cấp công nhân. Mục đích chính trị của chúng là nhằm chia xẻ quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, đa nguyên hóa chính quyền đó, để cuối cùng xóa bỏ chính quyền của giai cấp công nhân, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Chủ nghĩa đa nguyên đã chứng tỏ là một học thuyết phản khoa học. Chúng tìm cách phá hoại tính thống nhất và lập trường kiên định của các Đảng này, biến các Đảng này từ chỗ là những Đảng cách mạng kiểu mới, có kỷ luật và đầy sức chiến đấu, trở thành những câu lạc bộ bàn cãi suông, ý chí và hành động của những người cộng sản sẽ bị lung lay, sự thống nhất về tư tưởng và sự thống nhất về hành động của Đảng sẽ trở nên vô hiệu. Mục đích của chúng không có gì khác hơn là loại bỏ vai trò cầm quyền của các Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận điệu của chúng về “đa nguyên mới dân chủ” là một trò lừa bịp phục vụ cho mưu đồ chính trị đen tối của chúng. Đấu tranh chống và khắc phục ảnh hưởng của chủ nghĩa đa nguyên ở nước ta hiện nay là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Chúng ta phải khẳng định ngay rằng, những lý lẽ trên đây đều thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn; sự đòi hỏi đó là phi lý, chỉ nhằm mục đích chính trị xấu xa của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động mà thôi. Cái ảo tưởng “đoàn kết”, “hòa giải” của chúng nói đến chính là “hòa giải”, “đoàn kết” với các đảng phái, phe nhóm, tổ chức phản động, mưu toan lật đổ chế độ chúng ta và đưa đất nước ta đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Cái dã tâm của chúng đâu phải là khó nhận thấy.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là vấn đề mang tính giai cấp phù hợp với quy luật khách quan, thông qua việc ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, mà uy tín của Đảng được nâng cao không chỉ với nhân dân trong nước, mà cả với nhân dân thế giới, không chỉ với chính đảng của giai cấp tư sản, mà cả với các Đảng Cộng sản anh em. Việc ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng vào Điều 4 Hiến pháp là sự thể chế hóa, vai trò lãnh đạo của Đảng trở thành nguyên tắc hiến định cơ bản xuyên suốt quá trình hoạt động tổ chức của bộ máy Nhà nước.
Các thế lực thù địch luôn kích động “đa nguyên chính trị” “đa đảng đối lập” hòng nhằm kích động tư tưởng dân chủ vô chính phủ, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta. Đa nguyên, đa đảng không phải là chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Đa nguyên chính trị thực chất là một khuynh hướng xã hội triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, các đảng đối lập, tổ chức xã hội đối lập. Khi xuất hiện các tổ chức độc quyền, đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm. Tổ chức độc quyền có lực lượng ngang bằng nhau là bình phong dân chủ che đậy sự bất công bình đẳng trong xã hội tư bản. Khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống các nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới, bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô chính phủ, chống nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng, nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy Đảng Cộng sản khỏi vị trí lãnh đạo xã hội, đòi xây dựng nhà nước pháp quyền tư sản - bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất cả các nhóm, đảng phái đối lập, nhưng thực chất đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản.
Đa nguyên, đa đảng không đảm bảo được dân chủ đích thực, mà bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Muốn thực hiện được nó, thì trước tiên người lao động phải xây dựng nên một chính đảng cùng một chính phủ duy nhất đại diện cho quyền lực của mình. Với một chế độ xã hội, thì hoặc quyền lực thuộc về giai cấp bóc lột, hoặc thuộc về giai cấp bị bóc lột mà thôi. Lịch sử cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã xuất hiện và phủ định đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như một tất yếu tự nhiên. Năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền, thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên hết, nên trong những ngày đầu gìn giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tự tuyên bố giải tán và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sáng suốt khi không thâu tóm quyền lực, mà chia đều cho các tổ chức khác, để cùng chung tay chống quân thù. Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đấu tranh, đánh tan các tổ chức phản động, loại bỏ những quan điểm đường lối đi ngược lại với lợi ích dân tộc.
Sau 1954, Đảng ta cũng chủ trương tổng tuyển cử tự do, thành lập chính phủ liên hiệp, thống nhất nước nhà. Nhưng chính chính quyền Ngô Đình Diệm đã bác bỏ và phủ nhận thể chế đa nguyên đó. Mặt khác, thế lực phong kiến, được sự tiếp sức của đế quốc Mỹ, các tổ chức phản động ở miền Nam cũng đã từng lập nên một chính thể đa nguyên với sự tham gia của nhiều đảng phái. Nhưng mục đích chính trị của các đảng phái đó lại chống lại nền độc lập dân tộc và quyền lợi của nhân dân lao động, nên nhân dân cả nước ta đã đứng lên lật đổ thể chế chính trị đó, thiết lập nên nền chính trị nhất nguyên và lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại diện duy nhất cho quyền lợi của nhân dân lao động và cả dân tộc.
Tính tất yếu của quá trình lịch sử tự nhiên đó đã và đang được nhân dân ta khẳng định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam - một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên. Nền chính trị nhất nguyên ở nước ta là do nhân dân, vì nhân dân, được lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động.
Đó là độc lập, tự do cho dân tộc; là quyền tự quyết dân tộc, quyền bình đẳng với mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển đi lên của mình; là quyền tự do lập hiến và lập pháp, lựa chọn và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân; là quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các thành phần kinh tế; quyền tự do làm giàu theo pháp luật, phát huy dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương xã hội; là sự phát triển trong đa dạng các sắc màu văn hóa dân tộc; là sự tiến bộ trong giáo dục, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu vì sự tiến bộ và phát triển toàn diện con người… Những thành tựu không thể phủ nhận của nền chính trị nhất nguyên đó đã khẳng định và ngày càng củng cố vững chắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.
Toàn dân Việt Nam tin tưởng vào Đảng Cộng sản Việt Nam, tin tưởng vào sự lựa chọn của lịch sử, vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ sự tin tưởng này, chúng ta cần đấu tranh, lên án mạnh mẽ những đối tượng thù địch, phần tử xấu, vạch trần âm mưu chính trị đòi đa nguyên, đa đảng của chúng. Vì một Việt Nam ổn định chính trị, phát triển kinh tế mạnh mẽ và bền vững, vì một cuộc sống thực sự làm chủ và ấm no hạnh phúc, Việt Nam tất yếu chỉ có và duy nhất một chính đảng lãnh đạo, và chính đảng được nhân dân Việt Nam trao trọn niềm tin đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét