Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa Mác là sự kế thừa tinh hoa
văn hóa nhân loại, trong đó có các nhà tư tưởng về kinh tế, chính trị, triết học
trước đó – đây là một cơ sở hiện thực có căn cứ để cho ra đời một học thuyết mới
được nảy sinh từ cái cũ.
Chủ nghĩa Mác lần đầu tiên phát hiện ra tính quy luật trong
sự vận động của xã hội loài người, trong đó nhân tố quyết định là mối quan hệ
biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đây là cơ sở để C.Mác
và Ph.Ăngghen dự báo tất yếu loài người sẽ tiến tới chủ nghĩa cộng sản qua một giai
đoạn quá độ là chủ nghĩa xã hội.
V.I.Lênin là nước tiếp tục phát triển những tư tưởng của
C.Mác và Ph.Ăngghen vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong điều kiện
mới khi chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. V.I.Lênin
đã có nhiều đóng góp về triết học, kinh tế - chính trị của C.Mác và Ph.Ăngghen
tư tưởng về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản ở nước tư bản riêng biệt,
xây dựng học thuyết về chính đảng mácxít kiểu mới, tổ chức cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa thắng lợi và vận dụng học thuyết của C.Mác để phân tích, giải quyết
hàng loạt vấn đề trong quá trình xây dụng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga và Liên
bang Xôviết.
Đến giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh là người vận dụng chủ nghĩa
Mác – Lênin một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam để giải quyết những nhiệm
vụ to lớn của cách mạng Việt Nam, đánh đổ những đế quốc to lớn, những kẻ thù
hung bạo để giành độc lập, tự do cho dân tộc, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng
của Tổ quốc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Điều hiển nhiên và không thể chối cãi là, dù được hiểu theo
nghĩa nào thì chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là khoa học về những quy luật chung nhất
của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; quy luật về sự phát
triển của sản xuất xã hội, về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân
lao động chống lại áp bức, bóc lột, mưu cầu tự do, hạnh phúc; quy luật về cách
mạng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Namn, phát
triển đi tới chủ nghĩa cộng sản. Vào thời điểm ra đời của học thuyết này, những
tác giả của chủ nghĩa Mác – Lênin đã phê phán chủ nghĩa tư bản, chỉ ra bản chất
bóc lột, tính quy luật trong sự tồn tại và phát triển của nó. Sự phê phán đó là
sâu sắc và phản ánh đúng bản chất của thực tiễn xã hội đương thời. Đó là điều
đã được thực tế kiểm nghiệm, được hầu hết các nhà nghiên cứu xã hội thừa nhận
cho dù họ theo xu hướng chính trị nào. Từ sự phê phán chủ nghĩa tư bản đương thời,
sự phát hiện tính quy luật của lịch sử xã hội loài người và cả từ thái độ nhân
văn trước hiện thực tăm tối về sự thống khổ của người lao động dưới ách áp bức,
bóc lột về một xã hội tương lai như một tất yếu lịch sử sẽ thay thế chủ nghĩa
tư bản.
Trên thực tế chủ nghĩa tư bản hiện tại vẫn chưa vượt qua ngoài tính quy luật mà chủ nghĩa Mác – Lênin
đã chỉ ra, càng chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự bóc
lột của chủ nghĩa tư bản hiện nay được che đậy dưới lớp vỏ hào nhoáng, mỹ miều
hơn, nó đi vào các quốc gia nghèo khổ bằng cửa
chính và bóc lột người lao động bằng những luật lệ văn minh, sạch sẽ hơn.
Như vậy, chủ nghĩa
Mác – Lênin không thể lỗi thời mà chính những người cố tình phủ nhận chủ nghĩa
Mác – Lênin mới là những người nhầm lẫn, sai lầm, cố tình không nhìn thấy bản
chất khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, hoặc là họ cố tình xuyên tạc chủ nghĩa
Mác – Lênin vì một lý do chính trị, vì muốn xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin để bảo
vệ cho chủ nghĩa tư bản và quyền lợi của
một nhóm người tư bản, hoặc được hưởng nguồn lợi không chính đáng từ guồng máy
của chủ nghĩa tư bản. Nếu có lỗi thời, chính là lỗi thời ở cách mà chúng ta
chưa nghiên cứu đủ sâu sắc, chưa vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách đúng đắn
vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét