Trong vài thập kỷ nay, lợi dụng thời
cơ chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, nhất là sau khi chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực phản động quốc tế với các trào lưu tư tưởng cơ hội xét lại bằng nhiều thủ
đoạn ra sức tấn công phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận chủ nghĩa xã hội
hiện thực và vai trò lãnh đạo của các Đảng cộng sản, làm ảnh hưởng sâu sắc đến
một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân trong các nước xã hội chủ nghĩa,
trong đó có nước ta.
Các trào lưu tư tưởng đối lập đã tập
trung chống phá hệ tư tưởng vô sản trên những nội dung cơ bản là:
Thứ nhất: Xuyên
tạc, phủ nhận bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để thực hiện mục tiêu “giải thể ý thức
hệ cộng sản”, các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc, phủ nhận bản chất khoa
học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin như: Học thuyết hình thái kinh tế xã
hội, học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp, học thuyết giá trị thặng dư, học
thuyết về nhà nước và cách mạng xã hội, vai trò và sứ mạng lịch sử của giai cấp
vô sản, tư tưởng chuyên chính vô sản, quan điểm mác-xít về vấn đề con người
v.v…
Thứ hai: Phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi thực hiện đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập.
Hiểu rõ Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất
là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, các thế lực
thù địch ra sức công kích, vu khống, bôi nhọ hòng làm mất uy tín của Đảng, chia
rẽ Đảng với nhân dân.
Họ khẳng định rằng “cái sai gốc của Đảng
Cộng sản Việt Nam là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng”. Họ đòi “Đảng phải sửa cái
sai gốc ấy”, phải “từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, trở về trong lòng dân tộc”. Họ yêu
cầu “Đảng Cộng sản Việt Nam phải sám hối những tội lỗi, những sai lầm của
mình”, “Đảng phải đứng ra hoà giải dân tộc” . “Đảng phải xoá bỏ điều 4 trong hiến
pháp xác nhận quyền lãnh đạo của Đảng đối với xã hội”. Hai vấn đề mà họ tập
trung xuyên tạc nhất là, đòi Đảng ta phải từ bỏ quyền lãnh đạo và đòi thực hiện
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Thứ ba: Phủ
nhận chủ nghĩa xã hội hiện thực, tán dương chủ nghĩa tư bản, phủ nhận mục tiêu
lý tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta, xuyên tạc sự nghiệp đổi mới đất nước,
chủ trương đưa đất nước ta đi theo con đường thứ ba, thực chất là con đường tư
bản chủ nghĩa.
Lợi dụng triệt để sự khủng hoảng
nghiêm trọng của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sự sụp đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu và sự ổn định tương đối, còn phát triển
của chủ nghĩa tư bản, các thế lực thù địch, một mặt, ra sức khoét sâu và thổi
phồng những tiêu cực, khuyết tật của chủ nghĩa xã hội hiện thực cho đó là bản
chất của chủ nghĩa xã hội để phủ nhận chủ nghĩa xã hội; mặt khác họ cố tình bỏ
qua những khuyết tật, ung nhọt của chủ nghĩa tư bản, ra sức tán dương chủ nghĩa
tư bản. Đối với chủ nghĩa xã hội thì họ cho đó là “sản phẩm của sự chủ quan,
duy ý chí”, “là quái thai của lịch sử”, “trái quy luật bị quy luật trừng trị”,
là “phản dân chủ”, “độc tài”.
Chính
vì vậy, chúng ta cần nhận thức rõ các nội dung chống phá của các thế lực thù địch
trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Từ đó tiến hành đổi mới công tác tư tưởng, lý
luận bảo đảm tính chủ động, nhạy bén, nhất là trong điều kiện hiện nay. Để làm
được điều đó, trước hết cần tăng cường công tác quản lý, nắm chắc diễn biến tư
tưởng, dư luận trong Đảng và toàn xã hội để xác định những mục tiêu, biện pháp
lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành công tác tư tưởng, lý luận. Cần chủ động tổ chức
nghiên cứu, tiến hành điều tra dư luận xã hội một cách tổng thể, nghiêm túc,
khách quan, khoa học để nhận diện, nắm bắt tâm tư, tình cảm, tâm trạng, tư tưởng
của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Từ đó, đưa ra những dự báo đúng
đắn về diễn biến tư tưởng và xác định những giải pháp tiến hành công tác tư tưởng,
lý luận một cách hợp lý, hiệu quả. Hai là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng
công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong
toàn xã hội. Rà soát, xây dựng hệ thống chương trình đào tạo trong các nhà trường,
tổ chức tốt việc nghiên cứu, học tập lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng
đối tượng cụ thể, thiết thực. Kiên quyết khắc phục sự lạc hậu, thiếu hiểu biết
hoặc nhận thức chưa đầy đủ về lý luận chính trị, những khác biệt, lúng túng,
thiếu thống nhất trong tư tưởng, nhận thức và hành động thực tiễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét