Ở nước ta, quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân
được Hiến định. Theo quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013 thì công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin. Thế nhưng cần phải
hiểu tự do ngôn luận một cách thấu đáo, để tự do không phải là tùy tiện, vô tổ
chức. Do đó, tự do ngôn luận không phải là muốn
nói gì thì nói. Trong một chế độ xã hội bất kỳ đều có những khuôn mẫu nhất định
để giữ gìn sự ổn định xã hội và bảo vệ sự an toàn cho mọi người, tùy trình độ
nhận thức của xã hội và tính chất của chế độ chính trị xã hội mà người ta định
ra những khuôn mẫu khác nhau. Tự do ngôn luận vì vậy phải gắn với lợi ích cộng
đồng và phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Bằng không, mạnh ai người
ấy nói thì khác chi một bầy thú hoang đua nhau hú, hoặc đúng hơn giống như một
con chó bị lên cơn dại sẵn sàng “sủa càn, cắn bậy” bất cứ ai – kể cả chủ mình.
Mặt khác, tự do trong hạn định, khuôn khổ nhất định không phải là làm hạn chế
sự tự do ấy mà bảo đảm cho những phát biểu, những ý kiến (ngôn luận) bảo đảm
tính mục đích, tính định hướng, phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét