Thời gian gần đây xảy ra liên tiếp các trường hợp nạn nhân
bị người dân địa phương bao vây đánh hay đập nát ô tô rồi châm lửa đốt, chỉ vì
nghi ngờ những nạn nhân này đến địa phương để bắt cóc trẻ em. Thậm chí những
đối tượng trộm chó cũng bị người dân một vài địa phương bức xúc đánh đập, có
trường hợp bị chết. Đó là những sự việc tưởng như không liên quan gì đến chính
trị nhưng đã được nhiều trang mạng xã hội chia sẻ kèm theo những kích động
người dân thực hiện trào lưu “tự xử”. Họ lu loa rằng, lực lượng chức năng, cơ
quan công quyền giờ đây không quan tâm, không bảo vệ dân, người dân cần “tự xử”
để đòi lấy sự công bằng. Họ cố tình hạ thấp uy tín, vai trò các cơ quan pháp
luật và cổ xúy, thổi phồng vai trò của “xã hội dân sự” như liều thuốc vạn năng
để giải quyết mọi bức xúc trong đời sống xã hội. Nhiều người dân bị đối tượng
xấu kích động đã tụ tập, ngăn chặn phương tiện giao thông tại địa phận Kỳ Anh
(Hà Tĩnh) đầu tháng 4-2017. Thậm chí, họ còn kêu gọi phải có nhiều hơn nữa
những “mô hình” người dân tạm giữ cán bộ, công chức để đòi giải quyết các vấn
đề bức xúc như việc cắt điện ở Thái Bình, khiếu kiện ở Hà Tĩnh, đòi đất rừng ở
Bắc Giang, Mỹ Đức Hà Nội… Những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, chống
người thi hành công vụ này được tung hô bằng những mỹ từ đao to búa lớn như:
“Vượt qua nỗi sợ hãi”, “giai cấp nông dân đã trưởng thành”, “sức mạnh của xã
hội dân sự”...
Trong thời gian qua còn những vụ việc bức xúc, kéo dài mà
không được giải quyết liên quan đến chế độ người có công, sở hữu đất đai, tố
cáo cán bộ địa phương vi phạm… Song ở một vài vụ việc, người đứng đơn còn liên
tiếp tung lên mạng xã hội những bài viết bức xúc, thậm chí có phần quy kết
chính quyền một cách thiếu căn cứ. Thế nhưng sau đó, các trang mạng xã hội và
trang web ở nước ngoài liên tiếp đăng tải, chia sẻ các đơn, thư, bài viết của
người dân. Có người đứng đơn còn cho biết, họ được cả những đài báo nước ngoài
và cả những người xưng là luật sư, nhà dân chủ gọi tới cho biết sẽ sẵn sàng
giúp đỡ, tư vấn, đăng tải… Họ ca ngợi những người đứng đơn là dũng cảm, thậm
chí còn gửi thư, ngoài bì thư phong cho một nữ công dân là “anh hùng” dù cô mới
chỉ có một bài viết bày tỏ nỗi bức xúc của mình trên trang cá nhân. Họ còn “vẽ
đường cho hươu chạy”, kích động người dân làm băng rôn, khẩu hiệu, tụ tập đông
người kéo đến các cơ quan pháp luật gây sức ép thì mới thành công. Lợi dụng sự
bức xúc của người dân về những vấn đề dân sinh thiết thân của họ, kẻ xấu đã
kích động họ dần ngả sang các mưu đồ chính trị đen tối, hỗ trợ cho các hoạt
động chống phá chính quyền.
Đó là những luận điệu và chiêu trò hết sức nguy hiểm. Nó dễ
khiến cho những người thiếu hiểu biết pháp luật và dễ ngộ nhận, thích làm “anh
hùng bàn phím” sẽ đơn giản hóa, không phân biệt được tự do ngôn luận với hành
vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm hại lợi ích của tổ chức và cá nhân theo
Điều 258 Bộ luật Hình sự, thậm chí vi phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia
theo các Điều 78, 79, 87, 88 Bộ luật Hình sự… mà người vi phạm đơn giản, không
hay biết. Luận điệu “đi tù không dễ” là hoàn toàn ngụy biện vì trên thực tế ở
Việt Nam, mỗi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, tự do phản biện xã hội
trên mạng xã hội hay báo chí, truyền thông. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp
lợi dụng quyền tự do, dân chủ vi phạm pháp luật nghiêm trọng và đã bị xử lý
hình sự. Đã có không ít đối tượng phải ngồi tù vì những hành vi này gắn với
việc thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét