Các thế lực phản động luôn xác định
vấn đề “tự do tôn giáo” là hướng ưu tiên chính trong chính sách đối với Việt
Nam, chúng tìm mọi cách tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước. Chúng
lợi dụng tôn giáo trong nước, nhất là số cực đoan, quá khích trong công giáo,
phật giáo Ấn Quang, phật giáo Hòa Hảo,... lợi dụng những diễn biến phức tạp
trên thế giới, hoạt động ngày càng quá khích hơn; câu kết với các thế lực thù
địch bên ngoài lôi kéo, tập hợp tín đồ để kích động biểu tình, gây rối, tạo cớ
cho bên ngoài can thiệp.Mục đích của việc lợi dụng vấn đề này là để kích động,
gây rối, phá hoại, gây mất ổn định chính trị-xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
Việt Nam là nước đa tôn giáo. Nguồn gốc,
đặc điểm và thời điểm hình thành, phát triển của mỗi tôn giáo có khác nhau,
nhưng các tôn giáo luôn có tinh thần đoàn kết, gắn bó trong đại gia đình các
dân tộc, tôn giáo Việt Nam .
Trong quá trình cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tôn giáo đã
đóng góp lớn vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế
quốc Mỹ xâm lược và tiếp tục phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Luôn coi trọng
chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không
phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, bảo hộ các hoạt động của các tổ chức tôn
giáo bằng pháp luật. Những chính sách của nhà nước đã tạo điều kiện cho tôn
giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đời sống sinh hoạt tôn giáo của
người dân ngày càng phong phú. Thế nhưng với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, thù
địch và dã tâm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thế lực thù địch,
phản động đang điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước ta thông qua chiến lược
“Diễn biến hòa bình” với mọi thủ đoạn tinh vi, thâm độc.
Trong đó, lợi dụng vấn đề “tôn giáo”
được chúng sử dụng như một vũ khí đặc biệt quan trọng để xuyên tạc, vu khống,
kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất ổn định
chính trị-xã hội, tiến tới chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Phương thức hoạt động chủ yếu của
các thế lực thù địch, cơ hội chính trị là kích động tâm lý mặc cảm, tư tưởng
chống đối, hậu thuẫn về vật chất, tinh thần đối với những phần tử bất mãn, cực
đoan, quá khích trong các tôn giáo; thúc đẩy thành lập các hội đoàn trái pháp
luật trong xứ đạo để thách thức, chống phá chính quyền. Cùng với đó, chúng tiến
hành các hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, gây hoang mang dư
luận về sự đối lập hệ tư tưởng giữa “hữu thần” với “vô thần”, giữa thế giới
quan tôn giáo với thế giới quan cộng sản hoặc vu cáo, xuyên tạc “Cộng sản diệt
đạo”, “Nhà nước đàn áp tôn giáo”; từ đó, kích động mâu thuẫn, tập hợp lực
lượng, tổ chức biểu tình, gây rối trật tự, mất ổn định an ninh chính trị, an
toàn xã hội trên địa bàn...
Đáng chú ý, thời gian qua, lợi dụng
những hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành xã hội của chính quyền các cấp
về vấn đề đầu tư, ô nhiễm môi trường, giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa, …
các phần tử cực đoan trong tôn giáo nói chung, công giáo nói riêng, ra sức “bới
lông, tìm vết”, tổ chức các hoạt động vi phạm pháp luật Nhà nước, trái với giáo
lý tôn giáo.
Lợi dụng chính sách tự do tín
ngưỡng, tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước và được sự tiếp tay của các thế lực
phản động bên ngoài, những kẻ cực đoan đội lốt tôn giáo kêu gọi, kích động giáo
dân tụ tập, biểu tình, tuần hành, gây rối, tấn công người thi hành công vụ, đập
phá phương tiện, cản trở hoạt động giao thông, gây mất ổn định an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội.
Khi chính quyền thực thi chức trách
theo quyền hạn thì chúng vu cáo cơ quan chức năng “đàn áp, bắt giữ và đánh đập”
người tham gia biểu tình; tán phát trên mạng xã hội “Thư ngỏ”, “Bản lên tiếng”,
“Kháng thư”,… với nội dung vu cáo chính quyền bao che cho Formosa, đòi lại tự do
cho Nguyễn Đình Thục hướng về Miền Trung , “đàn áp, đánh đập” những người đi
khiếu kiện đòi quyền lợi, kêu gọi người dân khởi kiện, cùng đứng lên…
Với mưu đồ chống phá đến cùng, những
kẻ cực đoan đội lốt tôn giáo đẩy mạnh tuyên truyền, kích động “con chiên ngoan
đạo” rằng: “Không ngừng duy trì nhiệt huyết và tính liên tục của các cuộc tuần
hành, tụ tập đông người phản đối chính quyền và yêu cầu Formosa ra khỏi Việt
Nam vào chủ nhật hằng tuần…
Các cuộc tuần hành cần tập trung vào
một số địa điểm nhạy cảm, đông người, như: Nhà riêng các lãnh đạo địa phương,
công sở, khu công nghiệp,… tại Nghệ An, Hà Tĩnh.
Lấy vụ việc
Formosa và Linh mục Nguyễn Đình Thục làm điểm nhấn để tăng cường khoét sâu mâu
thuẫn giữa giáo dân nói riêng và nhân dân nói chung với chính quyền địa phương”
và ủng hộ cái gọi là “cuộc chiến” hiện tại của giáo dân.
Không những thế, họ còn thay đổi
phương thức tụ tập sao cho bảo đảm tính thường xuyên, liên tục và sinh hoạt,
hoạt động sản xuất của giáo dân. Mưu đồ của họ là “chia giáo xứ thành nhiều bộ
phận theo các họ đạo, thay nhau tụ tập vào các ngày nghỉ, ngày chính quyền tổ
chức cấp phát tiền đền bù, khi cần thiết mới huy động toàn xứ đạo tham gia;
thay đổi quy luật, cách thức tụ tập tuần hành...
Chúng ta hãy cảnh giác, chủ động và
tích cực đấu tranh lật tẩy những mưu đồ đen tối, những kẻ đeo mặt nạ trá hình
đội lốt tôn giáo trước ánh sáng công lý và pháp luật. Đó là việc cần làm nhất
thiết phải làm của tất cả những người Việt Nam yêu nước chân chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét