Đã từ lâu, ở nước
ngoài, một số người vốn kỳ thị với chế độ xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo,
trong đó có Việt Nam, và một số kẻ cực hữu, nhất là ở Hạ viện Hoa Kỳ, Nghị viện
Châu Âu, cùng với một số hãng thông tấn, báo chí phương Tây, trong đó có RFA,
VOA, BBC… luôn đưa tin xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Ở
trong nước, một số người vì những lý do khác nhau muốn chuyển hóa chế độ do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sang mô hình xã hội “dân chủ”, “nhân quyền” ngoại nhập
đã lợi dụng bối cảnh toàn cầu hóa, những khó khăn của nền kinh tế đất nước để
xuyên tạc, bôi đen tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam.
Quyền
con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là giá trị cao
quý chung của các dân tộc. Với tư cách là giá trị pháp lý, quyền con người là
quy định pháp luật (trong luật quốc gia và luật quốc tế) nhằm bảo vệ nhân phẩm,
các nhu cầu về vật chất, tinh thần của tất cả mọi người, đồng thời mỗi người phải
có nghĩa vụ tôn trọng an ninh quốc gia, trật tự công cộng, quyền và lợi ích của
người khác và những giá trị văn hóa, đạo đức xã hội. Nói một cách cụ thể: Không
cá nhân, tổ chức nào được nhân danh uyền con người để đứng ngoài xã hội, đứng
trên pháp luật. Điều này không phải chỉ đối với xã hội, Nhà nước ta mà cũng là
quy định chung của các quốc gia trên thế giới.
Mặc
dù uyền con người ở nước ta cũng như nhiều nước khác vẫn còn những hạn chế,
khác biệt nào đó, chẳng hạn như một số quyền về kinh tế-xã hội ở nước ta, do
thiếu nguồn lực nên chưa đáp ứng như ở các nước phát triển, hoặc về một số quyền
dân sự, chính trị do truyền thống lịch sử và văn hóa, như quyền tự do ngôn luận,
báo chí… pháp luật quy định không được phép xúc phạm lãnh tụ, kỳ thị tôn
giáo... song có thể nói cho đến nay, quyền con người ở nước ta luôn được tôn trọng
và bảo đảm cả trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị, pháp lý và trong thực tế.
Cương
lĩnh Đại hội XII xác định mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng
một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Báo cáo chính
trị Đại hội XII đã tái xác định quan điểm về quyền con người của Cương lĩnh:
“Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ
và bảo đảm quyền cũng như lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng
và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết”. Hiến
pháp 2013 đã dành cả một chương (Chương II) quy định đầy đủ các quyền con người,
quyền và nghĩa vụ công dân. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết, tham gia đầy đủ những
công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Đây là những cam kết mạnh mẽ của Việt
Nam
trong việc bảo đảm quyền con người.
Trên
thực tế, các QCN của nhân dân ta đã được bảo đảm tốt nhất trong những điều kiện
của mình. Về các quyền dân sự, chính trị, việc bảo đảm các quyền này được thể
hiện rõ trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV. Tỷ lệ cử tri đã bỏ phiếu đạt
99,35%. Về cơ cấu đại biểu, có 86 đại biểu là người dân tộc thiểu số, phụ nữ là
133 người, người ngoài Đảng là 21 người... Tỷ lệ nữ và dân tộc thiểu số của Quốc
hội Việt Nam
so với nhiều quốc gia ở khu vực thuộc vào loại cao. Lần đầu tiên Việt Nam có Chủ tịch
Quốc hội là nữ.
Về
quyền tự do ngôn luận, báo chí, theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay Việt Nam
đã có 858 cơ quan báo chí in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin điện
tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà
cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam đều có đầy đủ thông tin từ những
hãng thông tấn, báo chí lớn như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia
Network, KBS, Bloomberg. Qua internet, người dân Việt Nam cũng có thể
tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí như: AFP, AP, BBC,
VOA, Reuters, Kyodo, The Economist, Financial
Times...
Nhiều
chuyên gia đánh giá Việt Nam
là quốc gia có tốc độ phát triển internet hàng đầu khu vực, đặc biệt
là mạng Facebook. Theo cơ quan thống kê của mạng Facebook,
hiện tại Việt Nam có 35 triệu người, bằng 1/3 dân số sở hữu tài khoản Facebook.
Trong đó, 21 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di động. Việt Nam là quốc gia
có lượng người dùng internet lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.
Về
các quyền kinh tế-xã hội, mặc dù kinh tế thế giới và khu vực chưa ổn định sau
thời kỳ suy giảm kéo dài, kinh tế nước ta đã được khôi phục. Năm 2016, kinh tế
vĩ mô ổn định, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Đời sống của người dân được
bảo đảm, một bộ phận được nâng cao. Thực hiện chủ trương giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2011-2020, Quốc hội, Chính phủ đã ra nhiều văn bản quy phạm pháp luật
tập trung vào 6 nhóm chính sách chủ yếu: Tín dụng ưu đãi; giáo dục-đào tạo; y tế;
nhà ở; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; hỗ trợ sinh kế;
trợ giúp pháp lý… Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm gần đây đạt
6,5-7%/năm.
Thiết
nghĩ, quan điểm của những cá nhân và tổ chức tự gọi là “đấu tranh cho dân chủ,
nhân quyền” chỉ dựa trên thông tin thất thiệt bao che cho một số cá nhân, những
kẻ vi phạm pháp luật, tự cho mình quyền đứng trên pháp luật, đứng ngoài xã hội
là một cách nhìn nhận hẹp hòi, thiển cận. Quyền con người theo cách nhìn nhận
đúng đắn, khách quan cần nhìn nhận đối với cuộc sống của hàng triệu, hàng triệu
con người, họ vừa là những công dân tốt trong khi hưởng thụ quyền con người vừa
thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội. Cách nhìn nhận quyền
con người dựa trên kỳ thị về chính trị, phủ nhận chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước ta về kinh tế-xã hội, trực tiếp bảo đảm các quyền con ngườivề dân sự,
chính trị, kinh tế-xã hội… cũng là cách nhìn nhận méo mó về quyền con người với
động cơ chính trị xấu, không thể chấp nhận được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét