Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

SỰ THẬT VỀ CÁI GỌI LÀ “XÃ HỘI DÂN SỰ”


       Trong thời gian gần đây, vấn đề xã hội dân sự đang là chủ đề nóng bỏng, thu hút sự chú ý tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Có thể nói, chưa bao giờ, vấn đề xã hội dân sự lại được dư luận quan tâm như ở thời điểm này. Thoạt nghe ai cũng nghĩ đây là một nơi để mọi người thoải mái chia sẻ thông tin, trao đổi, giao lưu kết nối bạn bè như các trang mạng xã hội, các diễn đàn Facebook, Zingme,…nhưng khi vào diễn đàn xem qua đã lộ rõ chân tướng, bản chất của cái gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” này.
       Liên hội Quốc tế các Tổ chức xã hội dân sự Civicus định nghĩa: Xã hội dân sự là lĩnh vực bên ngoài gia đình, nhà nước và thị trường, là nơi để người dân kết hợp hoạt động nhằm mục đích phát triển các lợi ích chung. Thành tố quan trọng nhất trong định nghĩa “xã hội dân sự” nêu trên chính là người dân. Mỗi người dân ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với bản thân và xã hội, từ đó họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động cộng đồng giúp cho xã hội tốt đẹp hơn. 
       Ở Việt Nam, với định nghĩa như trên thì bản chất xã hội dân sự trả có gì là xa lạ, mới mẻ, lạ lẫm như các đối tượng hay rêu rao. Các tổ chức dân sự tại Việt Nam như các hội từ thiện, tổ chức khoa học, nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ… Số lượng các tổ chức như thế không phải chỉ có một vài mà là hằng trăm, hàng nghìn tổ chức. Các tổ chức này tập trung vào các hoạt động chung tay cùng nhà nước trên các lĩnh vực như: xoá nghèo, xoá đói, văn hoá nghệ thuật, phát triển cộng đồng, chống các căn bệnh như HIV/AIDS… Vậy xã hội dân sự mà các đối tượng đang rêu rao làm gì?
      Bên cạnh sự tồn tại của các tổ chức dân sự nêu trên, nước ta còn có các tổ chức đoàn thể - chính trị- xã hội: Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chính Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam. Các tổ chức chính trị - xã hội này là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đó nhận được sự giúp đỡ từ nhà nước trong hoạt động đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Mặt trân Tổ Quốc Việt Nam tồn tại cho thấy tính ưu việt của chế độ ta “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thống nhất được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng về địa vị và độc lập về tổ chức. Quan hệ giữa các thành viên trong Mặt trận được thực hiện theo các nguyên tắc: Hiệp thương dân chủ, Hợp tác bình đẳng, Đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau, Phối hợp và thống nhất hành động”.
      Sự thật là vậy! Song hiện nay các đối tượng trong nước luôn phủ nhận vai trò của các tổ chức tại Việt Nam và đòi hỏi những tổ chức “xã hội dân sự” muốn nhuốm màu chính trị. Chúng kêu gào cái gọi là “quyền dân sự chính trị” vì chúng cho rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tước đi quyền này khỏi tay người dân.
     Theo “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” năm 1948, quyền con người gồm quyền dân sự và quyền chính trị. Quyền dân sự là những quyền gắn với từng cá nhân trong xã hội mà không thể chuyển giao cho bất kì ai: quyền sống, quyền tự do…Quyền chính trị là quyền thể hiện giá trị mà mỗi con người được hưởng: quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận,… Vì thế làm sao có thể nói Việt Nam không có quyền dân sự chính trị? Hơn thế, xét về khách quan, Việt Nam được thế giới thừa nhận có quyền dân sự chính trị kể từ khi tham gia Công ước quốc tế  năm 1982. Xét về bản chất chế độ, tôn trọng, đảm bảo quyền công dân, quyền con người chính là bản chất của chế độ ta. Quyền dân sự chính trị mà mỗi người dân Việt Nam được hưởng chính là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, việc đảm bảo quyền công dân, quyền con người chính là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta mà không phụ thuộc vào bất kì một thế lực, đảng phái nào khác. Xét về mặt pháp lý, quyền dân sự, quyền chính trị của công dân đều được tôn trọng và ghi nhận và bảo vệ trong Hiến pháp: Từ bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946, đến Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

      Từ những lập luận, lý lẽ trên cho thấy, việc các đối tượng rêu rao cái gọi là “xã hội dân sự” cũng như các “Diễn đàn xã hội dân sự” với những xuyên tạc, bịa đặt, thiếu cơ sở thực tế chỉ nhằm mục đích tạo ra sự bất ổn về chính trị - xã hội hiện nay. Mặt khác, có thể dễ dàng thấy rằng chính sự bất ổn định này là điều mà bọn phản động lưu vong cũng như các thế lực muốn hạ bệ uy tín của Việt Nam trên trường thế giới cũng như các thế lực muốn biến Việt Nam thành “sân sau” của chúng mong muốn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét