Quan hệ Việt Mỹ đã có những bước
tiến triển không thể phủ nhận. Từ quan hệ giao thương đến giáo dục đào tạo và cả
an ninh quốc phòng đã có những bước nhảy vọt. Kim ngạch thương mại song phương
đạt 36 tỷ USD năm 2014 so với 451 triệu USD năm 1995. Việt Nam đã vượt qua
Malaysia và Thái-lan để trở thành nhà xuất khẩu hàng hóa đứng đầu ở Đông-Nam Á
vào thị trường Mỹ. 17.000 sinh viên, Việt Nam cũng là nước đứng đầu trong số
các quốc gia Đông-Nam Á về số lượng sinh viên đang theo học ở Hoa Kỳ. Mỹ cũng
đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam...
Chính quyền của Tổng thống Barack
Obama, trong gần hai nhiệm kỳ qua, đã làm không ít việc chưa từng có tiền lệ:
tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng, như một biểu tượng Mỹ
chính thức tôn trọng và công nhận thể chế chính trị Việt Nam với toàn bộ những
khác biệt của nó. Khẳng định một mối quan hệ “sâu sắc, lâu bền và thực chất”.
Việt Nam sắp bước vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà theo ước
tính của một số nhà nghiên cứu, nếu TPP được ký kết có thể giúp kinh tế Việt
Nam tăng trưởng 10% trong vòng 10 năm tới. Một kết quả như vậy, xứng đáng để
coi rằng chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một
sự kiện mang tính lịch sử trong quan hệ giữa hai nước nằm hai bên bờ Thái
Bình Dương.
Ngay sau sự kiện đó, Đại sứ Hoa Kỳ
trong cuộc gặp gỡ với cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở quận Cam, bang California đã khẳng định rằng Hoa Kỳ “hết sức tôn trọng
chế độ chính trị của Việt Nam ”.
“Hoa Kỳ và Việt Nam
không cần phải có chế độ chính trị giống hệt nhau để trở thành đối tác và có mối
quan hệ tốt đẹp. Khi tôi nói điều này, có thể một số người không thích nghe
nhưng đó là sự thật. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là tôn trọng sự khác biệt
của các nước”.
Ông Osius nói khi gặp bốn dân biểu
quận Cam và cộng đồng người Mỹ gốc Việt, ông cũng giải thích kỹ càng rằng, Nhà
Trắng quan niệm “sự thành công của Việt Nam cũng là lợi ích của Hoa Kỳ”.
“Có lẽ vẫn có vài người nghĩ về chế độ cũ nhưng tôi vẫn phải nhấn mạnh rằng tất
cả chúng ta phải tham gia vào tiến trình hòa giải những gì đã qua. Tôi nghĩ những
người Mỹ gốc Việt rất có tiềm năng trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước".
“Đây là chuyến thăm cực kỳ quan trọng,
đánh dấu mốc phát triển của 20 năm quan hệ giữa hai nước. Các nhà lãnh đạo giữa
hai bên đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trao đổi cởi mở về các vấn đề như
TPP, hợp tác kinh tế, quốc phòng, an ninh và nhân quyền, tôn giáo v.v. Tôi phải
nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa hai nước chúng ta đang hết sức tốt đẹp và chưa
bao giờ tốt đẹp như thế”, ông Osius nhận định.
Một vấn đề khác mà giới "dân
chủ cuội" trong nước cũng như cộng đồng người Việt ở Mỹ quan tâm là “cách
nhìn của Bắc Kinh” trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trả lời báo giới Việt Nam và quốc tế về việc này, ông Osius nói: “Theo hiểu biết
của tôi, chính sách ngoại giao của Việt Nam là độc lập và muốn làm bạn với tất
cả các nước dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ cũng ủng hộ chính sách này của
Việt Nam và muốn thấy Việt Nam trở thành bạn
của các nước trên thế giới”.
Trước đó ngày 14/7/2015 ông Ted
Osius - đương kim Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã có buổi gặp gỡ, nói chuyện với
cộng đồng người Việt tại San Jose, trong phòng không treo cờ vàng, và
những người Việt choàng khăn quàng có hình cờ vàng ba sọc đều được
yêu cầu tháo cất.
Khi được hỏi vì sao ông không chụp
ảnh với cờ vàng ba sọc đỏ ? Ted Osius đã không hề ngần ngại trả lời ngay:
"là một nhà ngoại giao, làm việc trong ngoại giao đoàn của chính phủ, tôi
không được phép làm như vậy (chụp ảnh với cờ vàng ba sọc). Nếu tôi xuất hiện
trước công chúng dưới lá cờ vàng ba sọc, tôi sẽ bị điều về nước.".
Vậy là đã rõ, ông Ted Osius là
quan chức Chính phủ, và buộc phải tuân theo lập trường của Chính phủ Mỹ, ông
không thể làm những gì bất hợp pháp. Đối với Chính phủ Mỹ, lá cờ đại diện hợp
pháp cho nước Việt Nam
là lá cờ đỏ sao vàng, chứ không phải là lá cờ vàng ba sọc đỏ. Và điều đó đã được
thể hiện trên thực tế bằng việc cấm treo cờ ba sọc trong ngày kỷ niệm 30/4 của
các cựu quân cán VNCH.
Những động thái nói trên phản ánh
một thực tế không thể đảo ngược rằng: lá cờ vàng ba sọc đỏ đã và sẽ bị gạt ra
rìa.
Suốt hàng chục năm qua, khi quan hệ
hai nước còn u ám, hàng chục tổ chức người Mỹ gốc Việt trên đất Mỹ đã tự tung tự
tác hoạt động chống phá Việt Nam
dường như được làm ngơ và thậm chí còn được chính phủ Mỹ tiếp sức. Tuy nhiên,
bây giờ họ đã không còn đất diễu võ dương oai. Lực lượng cộm cán nhất -Việt
Tân- đã bắt đầu được đưa lên đoạn đầu đài qua động thái mới đây của giới truyền
thông Hoa Kỳ: Kêu gọi khôi phục điều tra về những vụ ám sát 5 nhà báo người Mỹ
gốc Việt trong những năm 1981 - 1990.
Từ lâu, ai cũng nhận ra như một
quy luật trước khi nước Mỹ muốn làm một điều gì đó thì truyền thông sẽ đi trước
một bước.
Tối 3/11/2015 trên chương trình
truyền hình nổi tiếng Frontline đã phát phóng sự điều tra về tổ chức Việt Tân,
tiền thân là "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" đã lập
ra một đội sát thủ bí mật mang tên K-9 để ám sát hàng loạt nhà báo gốc Việt có
những bài viết chỉ trích tổ chức này trong giai đoạn 1981-1990, của nhà báo điều
tra Mỹ A.C.Thompson thực hiện. Lực lượng Việt Tân rúng động và nhảy lên như đĩa
phải vôi.
Tất cả 5 nhà báo Mỹ gốc Việt bị giết
đều có những bài viết chỉ trích những nhóm chống cộng lưu vong ở Mỹ và Việt
Tân. K-9 lập danh sách “hành quyết” những nhà báo, gửi thư, gọi điện thoại dọa
giết, gửi xác chó đến nhà các nhà báo để đe dọa, đốt cháy xe và văn phòng một
tòa soạn báo Việt ngữ ở Mỹ.
Vào ngày 21.7.1981, một tay súng
đã bắn trúng ngực ông Dương Trọng Lâm (lúc bấy giờ mới 27 tuổi), một nhà báo
khuynh tả của tờ Cái Đình Làng và là nhà bình luận phản đối chiến tranh Việt
Nam, trong lúc ông Lâm đang đi bộ trên đường phố San Francisco, Mỹ.
Ngày 24.8.1982, nhà báo Nguyễn Đạm
Phong, chủ nhiệm tờ Tự Do (Freedom), bị bắn chết tại nhà riêng ở thành phố Houston , bang Texas .
Ông từng có những bài viết đả kích Mặt trận (tức Việt Tân sau này).
Sáng ngày 9.8.1987, Phạm Văn Tập,
chủ bút tuần báo Mai ở quận Cam (bang California ,
Mỹ), đang ngủ trong văn phòng ở thành phố Westminster
thì văn phòng bốc cháy, ông Tập chết vì ngạt khói. Cảnh sát xác định có kẻ đã
tưới xăng đốt văn phòng.
Hai nhà báo của tờ Văn Nghệ Tiền
Phong cũng bị bắn chết trong hai năm liên tiếp. Vào ngày 22.11.1989. Nhà báo Đỗ
Trọng Nhân bị bắn chết khi đang ở trong xe hơi ở bang Virginia . Đến ngày 22.9.1990, nhà báo Lê Triết
và vợ bị bắn chết tại nhà ở bang Virginia .
Phóng sự điều tra công phu này đã
vạch trần những hành động tội ác của tổ chức khủng bố Việt Tân, tiền thân là
VOECRN (Tổ chức Việt Nam diệt cộng và phục hồi quốc gia VN, hay Việt Nam diệt cộng
hưng quốc đảng), sau đổi tên là “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt
Nam” đã lập ra một nhóm sát thủ với biệt danh “K-9”, tiến hành các vụ ám sát những
nhà báo gốc Việt và hăm dọa những ai tại Mỹ dám lên tiếng chỉ trích tổ chức
này. Mới đây, Propublica đã chính thức ra lời kêu gọi cộng dồng cung cấp thông
tin để điều tra.
Xâu chuỗi những vấn đề trên, chẳng
cần phân tích, mọi người đều hiểu Việt Tân đang được đưa lên thớt. Chỉ có những
kẻ cuồng chống cộng, chống dân tộc mới như những con thiêu thân nhìn thấy lửa.
Bay cùng bầy đàn ấy là những con thiêu thân người Việt mới lưu vong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét