Với bản chất phản động và
mưu đồ phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, những năm gần đây, các thế
lực thù địch trong và ngoài nước đã ra sức đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ
với trọng tâm là các hoạt động chống phá trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa nhằm
gây bất ổn trong đời sống chính trị xã hội nước ta. Việc nhận diện và đấu tranh
làm thất bại những thủ đoạn đó luôn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng; là cơ sở
để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện thắng lợi nội dung Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Thời gian qua, các tổ
chức phản động của Mỹ và phương Tây đã nỗ lực thúc đẩy việc xúc tiến thành lập
cái gọi là “Công đoàn độc lập” ở Việt
Nam thông qua nhiều con đường khác nhau. Chúng coi đây là một trong những biện
pháp quan trọng để tập hợp lực lượng chống đối Đảng và Nhà nước ta. Ngoài ra,
lực lượng ngoại giao và tình báo Mỹ coi trọng vai trò và tìm mọi cách hậu thuẫn
về tinh thần, vật chất cho các nhóm “bất
đồng chính kiến” như “Văn đoàn độc
lập”, “Các nhóm kiến nghị, thư ngỏ”, “Cựu tù nhân lương tâm”, “Mạng lưới
blogger VN”… Đặc biệt, cơ quan có tên là Oxfam (liên minh 17 tổ chức “phi chính phủ” hoạt động dưới danh
nghĩa xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy bình đẳng) phối hợp với Trung tâm Truyền
thông giáo dục cộng đồng (Tổ chức phi chính phủ thuộc Liên hiệp các hội khoa
học và kỹ thuật Việt Nam) tiến hành tập huấn, tọa đàm về các chủ đề: “Sử dụng truyền thông tác động hiệu quả
thông qua Luật Tiếp cận thông tin” , “Tự do hiệp hội – giới thiệu dự thảo Luật
về Hội”. Cùng với đó, thời gian qua, Giám đốc Văn phòng Chương trình phát
triển thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ đang tiến hành xúc tiến xin ý kiến
đại sứ quán (tại Việt Nam) của các nước Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Canada và một số nước
khác để tổng hợp thành kiến nghị đối với dự thảo Luật về Hội để gửi Thủ tướng Chính phủ nước ta nhằm tạo thêm sức ép qua con
đường ngoại giao.
Lực lượng phản động người
Việt lưu vong ở nước ngoài, thông qua các tổ chức “Hội Ái hữu tù nhân chính trị, tôn giáo”, “Ủy ban cứu người vượt biển”,
“Khối tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập”, “Hội anh em dân chủ”, “Việt Tân”,
“Mạng lưới blogger VN”… tổ chức các hoạt động thúc đẩy phát triển lực lượng
(nhằm vào tầng lớp trí thức) để bồi dưỡng “công
tác truyền thông”; xuyên tạc, bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta trước thềm
những sự kiện chính trị trọng đại; tạo dựng “chứng
cớ” vi phạm nhân quyền của Việt Nam; phát động ngày “Tổng tuyệt thực toàn cầu” đòi trả tự do cho các đối tượng “Tù nhân lương tâm”…
Ở trong nước, các đối
tượng chống đối chính trị ra sức đẩy mạnh hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi,
xảo quyệt như xuyên tạc thực tế, phủ nhận các dự luật trình Quốc hội… Một số
phần tử phản động trong các dân tộc thiểu số bịa đặt, lừa bịp người dân về việc
“Liên Hợp Quốc nhất trí thành lập Nhà
nước Mông”, “Mỹ coi trọng vấn đề người Thượng ở Tây Nguyên và dùng vấn đề này
để gây sức ép đối với Việt Nam”; vu cáo “Việt
Nam xâm chiếm đất cả người Khơme Campuchia Crôm”; tổ chức các nhóm vũ trang
ở Tây Bắc; đưa người vượt biên trái phép ở Tây Nguyên; chuẩn bị vận động quần
chúng biểu tình phản đối Campuchia xét xử những kẻ gây rối khu vực biên giới ở
Tây Nam Bộ. Các đối tượng cực đoan trong tôn giáo tiếp tục lén lút truyền đạo
trái phép, tổ chức các hình thức mới lừa bịp, lôi kéo người dân theo đạo; bịa
đặt chứng cứ việc phân biệt, đối xử, đàn áp tôn giáo, xuyên tạc thực tế, kích
động người theo đạo chống đối chính quyền. Đặc biệt thời gian gần đây chúng lợi
dụng các vấn đề nhạy cảm như vấn đề biển Đông, sự kiện Fomusa ở Hà Tĩnh hay
những vấn đề trong đấu tranh chống tham nhũng của Đảng để bôi nhọ, kích động
gây chia rẽ nội bộ, hạ thấp uy tín của Đảng.
Thực tế cho thấy, các thủ
đoạn chống phá trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của các thế lực thù địch là hết
sức nguy hiểm. Không chỉ bóp méo, xuyên tạc tình hình thực tiễn đời sống kinh
tế, văn hóa, chính trị, xã hội, tôn giáo; tình hình nhân quyền… ở Việt Nam,
những thủ đoạn đó còn nguyên nhân làm suy giảm sự đồng thuận trong xã hội; gây
tác động tiêu cực đến khối đại đoàn kết toàn dân… Do đó, để đấu tranh làm thất
bại thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn
hóa, chúng ta cần chú ý thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp cơ bản như
sau:
Một là, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư
tưởng; củng cố sự đồng thuận trong xã hội. Đây là một trong những vấn đề có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu. Thông qua tuyên truyền giáo dục, cần trực tiếp nâng
cao nhận thức của quần chúng nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó, cần đặc biệt coi trọng việc tuyên
truyền phổ biến sâu rộng những văn bản quy phạm pháp luật và những chủ trương,
chính sách mới của Đảng, Nhà nước để không ngừng củng cố và tạo dựng sự đồng
thuận cao trong dư luận xã hội.
Hai là, chủ động đấu tranh, làm rõ bản chất, kịp thời vạch trần và vô hiệu hóa
những âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch. Theo đó, cần đa dạng hơn
nữa hình thức, phương pháp tổ chức tuyên truyền, giáo dục bảo đảm thực sự linh
hoạt, cụ thể, sát đối tượng và phù hợp với thực tiễn. Chú trọng nâng cao hiệu
quả tuyên truyền, đấu tranh tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa; địa bàn cư trú
của đồng bào dân tộc thiểu số.
Ba là, coi trọng nâng cao tinh thần cảnh giác của quần chúng nhân dân; kịp thời
phát hiện thông tin sai trái, bịa đặt và các đối tượng tung tin. Tại các đại
phương trên cả nước, cần căn cứ vào tình hình cụ thể, tích cực động viên nhân
dân đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch và chủ động phối hợp cùng cơ
quan chức năng đấu tranh có hiệu quả với những đối tượng tung tin sai trái,
phản động.
Bốn là, phát huy tốt vai trò của các cơ quan truyền thống, báo chí trong đấu
tranh làm thất bại bại thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh
vực tư tưởng - văn hóa. Thông qua các diễn đàn truyền thông, cần kiên quyết,
khéo léo đấu tranh; chủ động phân tích, vạch trần bản chất phản động, lừa bịp
trong các luận điệu chống phá; giúp các tầng lớp nhân dân có điều kiện tiếp cận
với thông tin chính thống từ đó có nhận thức đúng đắn, hành động phù hợp.
Năm là, quan tâm, nâng cao hiệu quả công tác đầu tư phát triển kinh tế xã hội,
nhất là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa; vùng đặc biệt khó khăn; vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Đây là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa lâu dài trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, đấu tranh làm thất bại thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch nói riêng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét