Năm nay, tròn
100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917 - 2017), lần đầu tiên trong
lịch sử loài người đã xuất hiện nhà nước công nông Xô Viết, tạo tiền đề để nhân
loại bước vào kỷ nguyên quá độ từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội và
cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Sau 100 năm, diện mạo của thế giới, số phận
của nhiều quốc gia đã có những thay đổi to lớn, mang tính chất bước ngoặt, nhiều
dân tộc từ kiếp nô lệ đã trở thành người tự do, giành quyền tự quyết để xây
dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh theo
nguyện vọng của mình.
Ở
nước ta, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
tăng cường hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã và
đang tiếp tục gặt hái được những thành tựu quan trọng, đáng tự hào trên tất cả
các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân... Phải khẳng định là “chưa bao giờ dân
tộc ta lại có được một tiền đồ to lớn như ngày nay”. Vị thế mới đang đem lại
cho Việt Nam nguồn sinh lực dồi dào, tràn đầy phấn khởi, tự tin tiến lên phía
trước; dù phía trước vẫn còn nhiều chông gai, trở ngại, khó khăn và thách thức,
song chúng ta luôn vững tin vào sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lênin,
của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại; bản chất cách mạng và khoa học, thấm đẫm
tính nhân văn sâu sắc của hệ tư tưởng đó sẽ luôn là nền tảng tinh thần vững
chắc, là kim chỉ nam, là ánh mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi đến thành
công; không một thế lực nào có thể đảo ngược được tiến trình lịch sử, làm cho
Việt Nam đi chệch hướng con đường cách mạng vô sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và
nhân dân ta đã lựa chọn.
Lâu
nay đã trở nên quá nhàm chán, các thế lực thù địch, các học giả tư sản đã luôn
tìm mọi cách xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận hệ tư tưởng cách mạng, khoa
học của giai cấp công nhân, nhất là khi chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào,
sau sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Chúng
cho rằng những tư tưởng của Mác, Ăngghen, Lênin đã lỗi thời, không đúng với quy
luật khách quan, không phù hợp với bối cảnh thế giới trong thời đại hậu công
nghiệp. Chúng cố tình xuyên tạc, làm lu mờ hoặc dã tâm lờ đi những đóng góp to
lớn của Mác, Ăngghen, Lênin cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn trong di
sản cách mạng của nhân loại. Song, hiện nay và mãi mãi về sau những di sản của Mác,
Ăngghen, Lênin - một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản của nhân loại
tiến bộ vẫn còn nguyên giá trị và sẽ trường tồn tại mãi mãi với thời gian.
Không phải ngẫu nhiên mà khi các nhà xã hội học có uy tín trên thế giới tiến
hành thăm dò ý kiến của hàng ngàn chính khách, nhà ngoại giao, nhà kinh tế nổi
tiếng ở Anh, Pháp, Đức, Thụy điển... và đã tổ chức bình chọn về sự đóng góp của
các nhà tư tưởng cho nhân loại trong vòng 500 năm qua, kết quả Mác, Ăngghen, Lênin đều được thừa nhận
là những nhà tư tưởng vĩ đại, trong đó C.Mác là gương mặt kiệt xuất, đứng đầu trong
số tất cả các nhà tư tưởng lớn của nhân loại thời kỳ xã hội hiện đại.
Những
năm gần đây, trước sự chống phá điên cuồng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch, hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã trải qua những thách thức
rất nghiêm trọng; nhân dân yêu chuộng hòa bình, các dân tộc đi theo con đường
cách mạng vô sản trên thế giới không khỏi có những băn khoăn, lo lắng, thậm chí
có người do hạn chế về nhận thức hoặc yếu kém về bản lĩnh đã tỏ ra nghi ngờ bản
chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin... những tâm trạng như vậy đã được Mác, Ăngghen, Lênin dự báo từ trước
và khẳng định: “Nếu lịch sử không trải qua những bước quanh co, khúc khuỷu,
thậm chí cả những bước lùi, đôi khi thất bại, thì điều đó không đúng với quy
luật phát triển biện chứng của lịch sử, song lịch sử luôn tiến về phía trước”(1).
Hay là, hiện nay ở nước ta, dư luận xã hội rất nhiều ý kiến băn khoăn về thời
kỳ quá độ, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; các vấn đề về bỏ qua sự phân biệt chế độ chính trị, hệ
tư tưởng trong hoạt động đối ngoại của Đảng và hội nhập quốc tế của đất nước;
vấn đề phát triển thành phần kinh tế tư nhân tư bản, khuyến khích đảng viên làm
kinh tế, kết nạp đội ngũ doanh nhân vào Đảng...liệu chúng ta có giữ vững được
tính định hướng xã hội chủ nghĩa hay đang tự phát đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa
tư bản, liệu chủ nghĩa Mác - Lênin có là sai lầm...Giải thích cho những điều
này, chúng ta một lần nữa khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin không bao giờ có tư
tưởng việc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải hoàn toàn biệt lập, đoạn tuyệt
mọi thứ với chủ nghĩa tư bản mà ngược lại cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội không
phải là cái gì khác hơn là một bước tiến tiếp ngay sau chế độ độc quyền của nhà
nước tư bản”(2), Lênin - người học trò xuất sắc của Mác và Ăngghen khi
tiến hành tổng kết những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và đã rút ra công thức: “Chính quyền Xô viết +
trật tự đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức và cáctơrơt ở Mỹ + ngành giáo
dục quốc dân Mỹ = Chủ nghĩa xã hội”(3), tư tưởng đó cho thấy chủ
nghĩa Mác - Lênin không hề phủ nhận thành tựu của nhân loại đã đạt được dưới
chế độ xã hội tư bản, vì vậy trong công cuộc đổi mới, chúng ta phải biết tiếp
thu, kế thừa, học tập những gì mà chủ nghĩa tư bản làm có hiệu quả, chứ không
phải cứ làm khác đi mới là chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn cho thấy, sự tan rã của mô
hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu không bắt nguồn từ quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, mà trái lại càng chứng minh những quan điểm, tư tưởng của các
Ông về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ vẫn còn nguyên giá trị; ở
đâu biết trở lại với bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin,
biết vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của nước mình, thì ở đó chủ nghĩa xã
hội vẫn tồn tại và phát triển. Chính Việt Nam chúng ta đã và đang là minh
chứng hùng hồn cho chân lý đó.
Thế
kỷ XXI, loài người dù có đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực,
song bộ phận nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, có lương tri trên thế giới
vẫn trung thành, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo bản chất cách mạng, khoa học,
tính nhân văn sâu sắc của hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin. Đối với Việt nam,
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhất quán khẳng định nền tảng tư tưởng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, cuối cùng là
chủ nghĩa cộng sản; trước mắt trong thời kỳ quá độ sẽ thực hiện thắng lợi sự
nghiệp đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh là nguyện vọng, là ý chí không gì lay chuyển nổi, là sự
trung thành với lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, với con đường mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Khát vọng tự do, độc lập, hòa bình và chủ nghĩa xã hội
của nhân dân Việt Nam
và nhân loại tiến bộ trên thế giới nhất định sẽ chiến thắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét