Đảng lãnh đạo Quân đội nhân
dân Việt Nam (QĐNDVN) “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”. Đây
là một vấn đề chiến lược không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với sức mạnh chiến
đấu của quân đội, mà còn liên quan trực tiếp đến sự an nguy của đất nước, sự
sống còn của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Theo dòng lịch sử cho thấy,
trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ nước Cộng hòa Xô Viết còn
non trẻ, V.I.LêNin rất quan tâm xây dựng Hồng quân vững mạnh làm nòng cốt bảo
vệ Tổ quốc, trong đó Người đặc biệt chú trọng việc Đảng Cộng sản (ĐCS) nắm vững
quyền lãnh đạo đối với quân đội, coi đó là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong
xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Nhờ kiên định nguyên tắc đó,
Hồng quân và nước Cộng hòa Xô Viết đã vượt qua những thử thách nghiệt ngã của
thời kỳ nội chiến chống các thế lực phản cách mạng cùng sự can thiệp của 14
nước đế quốc, tiếp tục vượt qua những gian khổ hy sinh to lớn trong Đại chiến
Thế giới lần thứ II, làm nên những chiến thắng vĩ đại, khẳng định sức mạnh vô
địch của quân đội kiểu mới và sức sống mãnh liệt của Tổ quốc XHCN, tác động to
lớn đến sự phát triển của phong trào cách mạng trên thế giới....
Vào những năm 1986-1991
M.Gorbachev làm Tổng bí thư ĐCS Liên Xô, những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Liên Xô đã xa rời các nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới, mắc sai lầm rất
nghiêm trọng về chiến lược, nhất là xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với
quân đội, thực hiện chủ trương “Quốc gia hóa quân đội”, làm cho quân đội bị
“phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa.
Đó là một nguyên nhân rất
quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết vào
cuối năm 1991. Dù lúc đó Quân đội Liên Xô có 3,9 triệu quân thường trực, trang
bị rất hiện đại, vượt xa các nước về lực lượng chiến đấu thông thường và lực
lượng hạt nhân chiến lược, nhưng bị tha hóa về chính trị nên mất sức chiến đấu,
không thể bảo vệ được Tổ quốc XHCN... Thực tế ở Liên Xô để lại nhiều bài học.
Trong chiến lược “Diễn biến
hòa bình” chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch tăng cường những âm
mưu, thủ đoạn nhằm “phi chính trị hóa” quân đội, tập trung bài xích cơ chế lãnh
đạo của Đảng đối với quân đội, kích động khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của
chỉ huy, hạ thấp vai trò của hệ thống tổ chức đảng, hệ thống chính ủy (chính
trị viên), cơ quan chính trị và chế độ công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ,
CTCT) trong quân đội.
Chúng ra sức truyền bá quan
điểm và thúc đẩy xu hướng đòi “Quốc gia hóa quân đội”, yêu cầu “Luật hóa mọi
vấn đề về tổ chức và hoạt động của quân đội” theo kịch bản “Cách mạng pháp
luật” của phương Tây tư bản chủ nghĩa. Một số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta
cũng ngộ nhận đối với quan điểm này, có lập luận cho rằng, trong kháng chiến
chống Pháp quân đội ta đã từng là “Quân đội quốc gia”.
Trong bối cảnh đấu tranh
giai cấp, đấu tranh dân tộc diễn ra rất gay go và phức tạp, thực chất của quan
điểm “Quốc gia hóa quân đội” là nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với quân
đội, làm cho quân đội mất định hướng chính trị, hiệu lực lãnh đạo, chỉ huy bị
suy yếu, bị tha hóa biến chất và không đủ sức bảo vệ Tổ quốc XHCN; đồng thời
làm cho Đảng không nắm được quân đội, dẫn đến mất vai trò đảng cầm quyền, đưa
đất nước lâm vào tình trạng mất ổn định và nguy cơ suy thoái... Với lẽ đó, giữ
vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với
quân đội không chỉ có ý nghĩa chiến lược, mà còn mang tính cấp thiết
Để tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với quân đội trong thời kỳ mới, trước hết cần tập trung cụ thể hóa
và tổ chức thực hiện nghiêm túc cơ chế, hệ thống định chế và phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với quân đội. Cần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của quân đội trong thời kỳ mới; kiên quyết khắc phục nếp nghĩ “nuôi
quân ba năm dùng một giờ”, coi việc xây dựng quân đội chỉ để dùng trong chiến
tranh và lo đối phó với chiến tranh.
Thực hiện nguyên tắc Đảng
lãnh đạo “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối với quân đội là vấn đề
chiến lược có tính khoa học cao, chúng ta cần tích cực tổng kết thực tiễn kết
hợp với nghiên cứu lý luận để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vấn đề này,
không ngừng bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực cơ chế lãnh đạo của Đảng
đối với quân đội trong thời kỳ mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét