Vấn đề tôn giáo được Đảng ta đặc biệt
quan tâm. Bởi vì, ở nước ta, tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ khăng khít với
nhau. Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc thì phải đoàn kết được toàn
dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Giải quyết tốt vấn đề tôn giáo sẽ tạo
tiền đề quan trọng để thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Đại hội XII của Đảng khẳng
định: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo,
phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo
điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các
tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật. Đồng
thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.
Tại
Đại hội XII, Đảng ta khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp
của các tôn giáo”. Như vậy, tôn giáo không đơn thuần chỉ là vấn đề đời sống tâm
linh, tinh thần, mà còn là vấn đề văn hoá, đạo đức, lối sống. Thông qua sinh hoạt
vật chất và tinh thần của con người, tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần tô đượm
thêm sắc mầu cho văn hoá dân tộc. Trên tinh thần đó, Đảng ta coi những giá trị
văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo có thể được tiếp thu, vận dụng vào công
cuộc xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, mọi hoạt động văn hoá của tôn giáo phải đặt
trong khuôn khổ pháp luật, thể hiện sự trân trọng, giữ gìn, bảo lưu những giá
trị văn hoá của dân tộc, làm cho văn hoá thực sự là mục tiêu, động lực của sự
phát triển. Không thể xem nhẹ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đã từng
ẩn chứa và thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo. Những điều cấm kỵ, răn dạy trong
giáo lý của các tôn giáo đều mang giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc. Tôn giáo
nào cũng mang tính trừ ác, hướng thiện, khuyên con người làm lành, tránh dữ,
góp phần khẳng định “cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác”. Chính điều đó
đã góp phần ngăn chặn, hạn chế những ham muốn, dục vọng ở con người – nhất là
khi nước ta đang chịu sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, lối sống
tư sản đã và đang thâm nhập vào trong đời sống xã hội. Đó chính là điểm tương đồng
giữa các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo với công cuộc đổi mới vì
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Để
đoàn kết được tất cả các thành phần, giai cấp nói chung và đồng bào tôn giáo
nói riêng vào khối đại đoàn kết dân tộc, tại Đại hội lần này, Đảng ta đã xác định
rõ thêm những điểm tương đồng của tôn giáo trong quá trình thực hiện mục tiêu đại
đoàn kết dân tộc là: Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác nhau không trái với lợi
ích chung của quốc gia, dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân
nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam…, tạo sinh lực mới của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng ta xác định, để đoàn kết được toàn dân tộc
cần phải coi trọng phát huy những điểm tương đồng nhằm tập hợp, đoàn kết rộng
rãi tất cả đồng bào và chức sắc tôn giáo vào khối đại đoàn kết dân tộc.
Quan
điểm Đại hội XII của Đảng về vấn đề dân tộc, tôn giáo là đúng đắn, phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của đất nước và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Thế
nhưng hiện nay, các thế lực thù địch vẫn cố tình xuyên tạc vấn đề dân tộc, tôn
giáo ở nước ta. Họ dựng lên rằng, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách “độc
tài cai trị”, “đàn áp tôn giáo”, “đàn áp dân tộc”… Họ đưa ra chiêu bài đòi “tự
do tôn giáo”, đòi “quyền tự trị cho từng dân tộc”; kích động thành lập cái gọi
là “Vương quốc Mông tự trị” ở Tây Bắc; “Nhà nước Đề Ga độc lập” ở Tây Nguyên, với
“Tin lành Đề ga” làm quốc đạo… Thực chất, đây là thủ đoạn nham hiểm, lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo để kích động, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo nhằm phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, xã hội… Nhưng những
luận điệu đó không đánh lừa được ai, bởi thực tế hoàn toàn bác bỏ điều đó.
Quán
triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nước; các chỉ thị hướng dẫn của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc
phòng, Tổng cục Chính trị; phát huy kết quả đã đạt được trong thực hiện công
tác dân tộc, tôn giáo những năm qua, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này
trong thời gian tới, quân đội cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Tăng cường giáo dục cho cán bộ, chiến
sĩ nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn
giáo của Đảng, Nhà nước ta. Đây là vấn đề chính trị lớn, là đường lối chiến lược
của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo
đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua nhiều
hình thức giáo dục đa dạng, phong phú như: học tập chính trị kết hợp giáo dục
truyền thống đoàn kết của dân tộc; tổ chức thi tìm hiểu truyền thống đấu tranh
anh dũng, gắn bó keo sơn của đồng bào các dân tộc; tăng cường tổ chức cho cán bộ,
chiến sĩ tiếp xúc với đồng bào, tham quan các di tích lịch sử, các công trình
văn hoá trên địa bàn… để mọi quân nhân nhận rõ trách nhiệm, tích cực, chủ động,
tự giác chấp hành, góp phần thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng,
Nhà nước.
Phối
hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng trên địa bàn nắm
chắc tình hình quan hệ giữa các dân tộc, tôn giáo, những nhân tố tiềm ẩn có thể
gây mất ổn định; tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương những chủ
trương, biện pháp thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, tôn giáo. Khi có
tình huống xảy ra, phải kịp thời có mặt cùng với các lực lượng trên địa bàn nhận
định, đánh giá tình hình, xác định nguyên nhân, tìm biện pháp giải quyết. Phối
hợp chặt chẽ với công an, các đoàn thể xã hội, tranh thủ già làng, trưởng bản,
những người có uy tín với đồng bào để thuyết phục, vận động đồng bào, các giáo
dân nhận rõ phải, trái không nghe lời bọn xấu, giữ gìn an ninh trật tự và ổn định
tình hình trong khu vực. Trong quá trình phối hợp giải quyết tình huống, phải
tuyệt đối tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương; tôn
trọng và lắng nghe ý kiến của các lực lượng phối hợp, đảm bảo sự đoàn kết nhất
trí cao; tránh những biểu hiện thiếu thống nhất trong nhận định tình hình và
cách giải quyết.
Nâng
cao chất lượng công tác dân vận của các đơn vị quân đội trên địa bàn dân tộc,
tôn giáo. Để công tác này đạt hiệu quả thiết thực, các đơn vị cần giáo dục,
quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững đường lối, quan điểm, chính sách dân tộc,
tôn giáo của Đảng và Nhà nước; trang bị những kiến thức cần thiết về đặc điểm,
phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào; kết hợp chặt chẽ, linh
hoạt các hình thức tiến hành công tác dân vận. Khi tiến hành dân vận, cần kết hợp
giữa công tác tuyên truyền, vận động với tham gia xây dựng cơ sở chính trị xã hội,
giải quyết những va chạm, mâu thuẫn, vụ việc phức tạp nảy sinh trên địa bàn,
giúp đồng bào phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn
hoá mới, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững
mạnh./.
Mọi người ơi,Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc, tôn giáo là đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy mọi cáo buộc của các thế lực thù địch đều là vô căn cứ, là bịa đặt.
Trả lờiXóa