Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

CẦN NHẬN THỨC ĐÚNG VÀ KHÔNG MƠ HỒ LẪN LỘN GIỮA ĐỐI TÁC, ĐỐI TƯỢNG



        Đối tác, đối tượng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện quốc tế hóa và toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc, đây vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong quan hệ quốc tế của mỗi quốc gia.
            Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đó là phải xác định đúng đối tác, đối tượng, vì đây là vấn đề hết sức quan trọng và coi đây quan điểm cơ bản xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Theo đó Nghị quyết nhấn mạnh: “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”. Quan đim trên phù hp vi xu thế phát triển ca thi đại hiện nay, giúp chúng ta không b cô lp, đối đầu, tranh th mi ngun lc để phát trin đất nước, đồng thi đề cao cnh giác, sn sàng đập tan mi hành động xâm lược, phá hoi ca các thế lc thù địch. Tuy nhiên, chúng ta cần phải thấy rằng, đối tượng và đối tác là hai mặt của một vấn đề, luôn tồn tại trong cùng một chủ thể. Bất cứ chủ thể nào cũng có thể vừa là đối tượng lại vừa là đối tác. Vấn đề cốt lõi ở đây là cần nhận thức, khai thác khía cạnh nào trong quan hệ với chủ thể. 
        Trên thực tế hiện nay, có hai luồng ý kiến trái chiều. Một là, sự tương đồng về ý thức hệ sẽ giúp ta vượt qua một số rào cản, tạm gác các bất đồng, nâng tầm đối tác chiến lược toàn diện về lợi ích, cùng tồn tại phát triển một cách hòa bình, ổn định. Ý kiến này có thể dẫn đến sự chủ quan coi nhẹ mặt đối tượng, dẫn đến sự bị động, bất ngờ về chiến lược, thiếu chuẩn bị để có biện pháp đối phó hiệu quả khi chủ quyền, quyền chủ quyền lãnh thổ của đất nước bị xâm phạm, chiếm đoạt. Hai là, sự bất đồng về lợi ích chiến lược trong tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền lãnh thổ khó có khả năng dung hòa, nhất là khi nước ta cả thế và lực chưa phải là đối thủ xứng tầm để có thể tự bảo vệ, do vậy phải chỉ rõ để có các biện pháp chiến lược liên kết, phòng ngừa. Đây là ý kiến dễ bị lợi dụng, kích động dư luận, gây phân hóa nội bộ, đòi hỏi liên kết với nước này để chống nước kia bảo vệ mình, nhưng thực chất là rơi vào thủ đoạn của một số nước lớn trong kiềm chế lẫn nhau, đưa nước ta vào thế đối đầu với nước khác. Do vậy, cùng với việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị trong tuyên truyền, giáo dục, kiên quyết đấu tranh với những quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch  không mơ hồ, lẫn lộn giữa đối tác, đối tượng, vì vậy cần mấy vấn đề chủ yếu sau đây:
Một là, việc nhận thức giải quyết vấn đề đối tác, đối tượng cần phải nhìn nhận một cách linh hoạt hơn, bởi trong mi đối tượng cũng có mt cn tranh th, hp tác; trong mt đối tác cũng có mt khác bit, mâu thun cn đấu tranh... Vì thế, trong nhận thức chúng ta cần khc phc c hai khuynh hướng sai trái là tuyt đối hóa mt đối tác dn đến mơ h, mt cnh giác, th tiêu đấu tranh hoc tuyt đối hóa mt đối tượng dn đến cng nhc trong nhn thc và x lý các tình hung c th, nhy cm. Do vậy, cần quán triệt đày đủ mục tiêu, phương châm, quan điểm của Đảng để từ đó cơ sở, luận cứ khoa học đấu tranh kiên quyết với những quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, để không dẫn đến sự hiểu biết mơ hồ hoặc lẫn lộn giữa đối tác và đối tượng. Phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tỉnh táo, vững vàng trước các thông tin xấu, độc từ bên ngoài và trên các mạng Internet, không để kẻ địch lợi dụng, kích động.
 Hai là, giải quyết đúng đắn về quan hệ bạn, thù hay đối tác, đối tượng là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng và cấp thiết cần phải phải tiếp tục tuyên truyền, giáo dục một cách có hệ thống, đồng bộ và liên tục. Tuy nhiên, trên thực tế một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng còn mơ hồ, mất cảnh giác, nhìn nhận một cách phiến diện về đối tác, đối tượng, chưa có quan điểm khách quan, toàn diện trong đánh giá các nguy cơ, thách thức và cơ hội của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế ... Mặt khác trước tốc độ phát triển rất nhanh của cái gọi là “thế giới ảo” trên các trang mạng xã hội, nhất là những thông tin sai lệch, kích động chống phá của các thế lực thù địch đã dẫn đến những hiểu biết, nắm bắt thông tin sai lệch và có cách nhìn nhận khác nhau về đối tác, đối tượng trong chiến lược bảo bảo vệ Tổ quốc.
Ba là, kết hợp đẩy mạnh công tác truyên truyền, giáo dục với công tác bảo vệ an ninh nhằm nâng cao nhận thức của mọi người trước những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch đảm bảo cho họ phân biệt được đúng, sai và nhìn nhận một cách biện chứng về đối tác, đối tượng. Sàng lọc, tiếp nhận thông tin có lợi cho quốc gia, dân tộc, không tin, không cổ súy, lan truyền những thông tin xấu độc xâm hập vào trong cơ quan, đơn vị. Đồng thời, tăng cường thông tin khoa học chính thống, định hướng dư luận về đường lối, chủ trương trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt những tác động đối với lực lượng vũ trang trong tổ chức, xây dựng lực lượng, xây dựng các phương án tác chiến cũng huấn luyện chiến đấu của quân đội.
         Bốn là, trong bối cảnh tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo đang diễn ra hết sức gay gắt và phức tạp như hiện nay, việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo đối với nước ta đặt ra yêu cầu cao hơn trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Vậy làm thế nào để giữ vững chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, không để xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh. Kiên quyết bo v vững chắc độc lp, ch quyn và toàn vn lãnh thổ trong mọi tình huống, không nhượng b dưới bt k hình thc nào; gi vng môi trường hòa bình, n định để phát trin; gi vng quan h láng ging thân thiện; gi vng n định chính tr trong nước; tnh táo, cnh giác, tránh tung tin bt li gây mâu thun giữa các bên.
        Trước tình hình diễn biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay, cần phải có cách nhìn biện chứng: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong mỗi đối tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh”. Tính hai mặt tồn tại, đan xen một cách phổ biến trong “mỗi đối tác” và “mỗi đối tượng”, đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn biện chứng khoa học để trong từng thời điểm cụ thể nhận biết rõ đâu là đối tác để tranh thủ hợp tác và đâu là đối tượng để đấu tranh, góp phần hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.
                  

3 nhận xét:

  1. Đúng vậy! Cách nhìn và quan niệm mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về đối tác, đối tượng đã thể hiện rõ quan điểm biện chứng phù hợp với thời cuộc.
    Đại hội XII của Đảng tiếp tục chủ trương: "Chú trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng, thúc đẩy quan hệ với các đối tác lớn, đối tác quan trọng".

    Trả lờiXóa
  2. Quan điểm mới, mềm dẻo của Đảng ta về đối tác, đối tượng, góp phần tận dụng được tối đa những thời cơ để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước: Vì thế "bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta".

    Trả lờiXóa