Trong xu thế hội
nhập và quốc tế hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Các
quốc gia trên thế giới đều tận dụng mọi điều điện thuận lợi, vượt qua những khó
khăn, thách thức của nền kinh tế thị trường để tập trung các nguồn lực cho phát
triển kinh tế. Chính vì vậy, hiện nay có quan điểm cho rằng các nước chậm và
đang phát triển, trong đó có Việt Nam chỉ quan tâm đến vấn đề phát
triển kinh tế mà không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Vậy trên thực tế có
phải như vậy?
Là một thành viên có trách nhiệm, chúng ta đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của
việc bảo vệ môi trường và đã gia nhập nhiều Công ước Quốc tế về bảo vệ môi
trường như: Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn 1985 (gia nhập ngày 26/4/1994);
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu 1992 (gia nhập ngày
16/11/1994); Công ước về đa dạng sinh học 1992 (gia nhập ngày 16/11/1994) ...
Đây được coi là những minh chứng thể hiện rõ nhất cam kết và hành động mạnh mẽ
của Việt Nam để cùng cộng đồng thế giới chung tay trong cuộc chiến bảo vệ môi
trường, để hướng tới xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đồng thời, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm, từng bước Luật hóa để đưa nó vào đời sống của nhân dân. Điều đó đã
được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Cụ thể
như: tại Điều 36 Hiến pháp năm 1980, quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp,
hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện
chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
và cải thiện môi trường sống”. Và Điều 29 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ
sung năm 2011) tiếp tục nhấn mạnh: “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà
nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm
mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”.
Như vậy, thông qua những hiến định về vấn đề bảo vệ môi trường trong hai
bản Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) có thể
thấy, những quy định này của Nhà nước mới chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ của
vấn đề. Đó là, chỉ nói đến trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và người dân
trong vấn đề bảo vệ môi trường mà chưa đề cập đến khía cạnh thứ hai rất quan
trọng, là người dân được lợi gì về vấn đề bảo vệ môi trường. Như chúng ta đều
biết trách nhiệm và quyền lợi phải đi song hành cùng nhau, khi quyền lợi của
người dân được bảo đảm thì trách nhiệm của họ sẽ được đề cao. Chúng ta không
thể đòi hỏi người dân phải có trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường mà không đề
cập đến quyền lợi được hưởng của họ, và cũng không thể điều chỉnh được hành vi
của họ khi những người làm tốt không được biểu dương, khen thưởng, còn những
người có hành vi phá hủy môi trường lại không bị lên án, xử phạt nghiêm minh.
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của hai bản Hiến pháp trước, Hiến pháp
năm 2013 ra đời đã có sự tiếp thu, chọn lọc những quy định phù hợp của pháp
luật quốc tế, đồng thời thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyền con
người, coi con người là chủ thể, là động lực quan trọng của sự phát triển đất
nước. Với quy định: “Mọi người có quyền
được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”[1] là một bước tiến lớn, thể
hiện việc mở rộng và phát triển quyền con
người, phản ảnh kết quả của quá trình đổi mới từ tư tưởng, nhận thức đến hành
động của Đảng và Nhà nước ta mà trực tiếp là các cơ quan lập pháp từ trung ương
đến địa phương. Mặt khác, thông qua đó cũng thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm
của Đảng, Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công
dân, thừa nhận vấn đề bảo vệ môi trường chính là bảo vệ quyền con người, nâng
cao chất lượng cuộc sống của chính họ.
Không dừng lại ở đó, với sự khẳng định "Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi
trường, làm suy kiệt tài nguyên, thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải
sử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại"[2]. Hiến pháp 2013 cũng
phát triển hơn hai bản hiến pháp trước ở khía cạnh đưa ra được những biện pháp
cụ thể, mang tích khả thi cao, đó là sử dụng công cụ lợi ích kinh tế để tác
động, điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân trong vấn đề bảo vệ môi
trường.
Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, trong thời gian qua Nhà nước đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách,
pháp luật nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi
trường, mà trước hết phải kể đến Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (sửa đổi,
bổ sung năm 2005), Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Bên cạnh đó, Bộ Chính trị,
Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị (năm
1998); Nghị quyết 41 NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị định số 179/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013
Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số
18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá
mục tiêu chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
… Những văn bản này thể hiện rõ quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà
nước phù hợp với ý nguyện của nhân dân về đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế
sâu rộng và phát triển bền vững, trong đó xem môi trường là một trong 3 trụ cột
chính (kinh tế - xã hội - môi trường) để phát
triển đất nước và bảo vệ quyền con người.
Như vậy có thể thấy vấn đề bảo vệ môi trường không
chỉ là một đòi hỏi thiết thân, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức,
mọi gia đình và mỗi cá nhân, góp phần vào việc phát triển kinh tế, ổn định
chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam.Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang từng bước cố gắng để
thực hiện trách nhiệm của mình trước nhân dân trong việc tạo dựng môi trường
sống tốt hơn cho người dân. Hiện thực hóa và đưa Hiến pháp, pháp luật vào cuộc
sống là cả một quá trình lâu dài, đi từ nhận thức đến hành động thực tiễn, đòi
hỏi sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan chức năng và sự ý thức cao của mỗi người
dân để xây dựng cuộc sống"Cùng nhau
tiêu dùng có trách nhiệm - Vì một trái đất bền vững"(Seven Billion Dreams.
One Planet.
Consume with Care).[3]
quan điểm đúng đắn và khoa học của chế độ ta
Trả lờiXóaHiến pháp, hệ thống pháp luật Việt Nam đã thể hiện nhất quán quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bảo vệ môi trường và coi đây là một trong những nhân tố hàng đầu bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Những quyết tâm và hành động mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam về bảo vệ môi trường đã và đang thể hiện sinh động trong cuộc sống. Vậy mà vẫn có những kẻ vô công rồi nghề, một số phần tử phản động, những tên lưu manh về chính trị với một số gã "tát nước theo mưa" vẫn cố tình nhắm mắt trước hiện thực, để rêu rao, vu khống Đảng và Nhà nướ Việt Nam chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà thả nổi vấn đề bảo vệ môi trường trên một số trang mạng xã hội trong thời gian gần đây. Mục đích của họ là nhằm gây tâm lý hoang mang và bức trong xúc dư luận xã hội để hạ bệ uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước nhân dân. Những chiêu trò bẩn thỉu đó khác gì dùng vải thưa che mắt thánh, vì nhân dân Việt Nam mặc dù phần lớn là chân lấm tay bùn, quanh năm lam lũ, nhưng họ vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra ai là người mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho họ, đâu là những con ếch ngồi đáy giếng đang cố tình gân cổ lên để thải ra xã hội những âm thanh lạc lõng và độc hại nhằm mục đích không có gì khác ngoài mục đích chính trị hèn hạ của chúng!
Trả lờiXóaOk. Tôi đồng ý với tác giả. Có ai giơ tay theo tôi không?
Trả lờiXóa