Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

KHÔNG THỂ KHÔNG ĐẶT QUÂN ĐỘI DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO TUYỆT ĐỐI, TRỰC TIẾP VỀ MỌI MẶT CỦA ĐẢNG.



KHÔNG THỂ KHÔNG ĐẶT QUÂN ĐỘI DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO TUYỆT ĐỐI, TRỰC TIẾP VỀ MỌI MẶT CỦA ĐẢNG.
Thực tiễn đã minh chứng rằng: Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là nguyên tắc căn bản, một qui luật trong sự nghiệp xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, đồng thời đó là nguồn sức mạnh chủ yếu, quyết định mọi thắng lợi và trưởng thành của quân đội.
Ấy vậy mà, trong tình hình hiện nay, không ít kẻ “không ngượng mồm” kêu gào đòi “Phi chính trị hóa quân đội”. Phải chăng là vậy? Một sự tuyên truyền lừa dối không thể chấp nhận.
Chiến tranh bao giờ cũng là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực. Chiến tranh là biểu hiện tập trung nhất của cuộc đấu tranh chính trị. Quân đội tồn tại với tư cách là công cụ để tiến hành chiến tranh. Vì vậy, quân đội bao giờ cũng là công cụ của chính trị, gắn liền với chính trị, không bao giờ có quân đội trung lập, phi chính trị, đứng ngoài chính trị.
Lịch sử loài người từ khi phân chia giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp. Đó là quy luật khách quan. Để phục vụ cho đấu tranh giai cấp. Thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị phải tổ chức ra Nhà nước và quân đội. Với tư cách là một bộ máy của giai cấp thống trị thì quân đội là công cụ của Nhà nước, một bộ phận trong bộ máy Nhà nước, Quân đội tồn tại với tư cách là công cụ bạo lực của Nhà nước, của giai cấp thống trị để bảo vệ và thực hiện mục đích chính trị của một giai cấp nhất định. Do đó, khi Nhà nước ra đời thì quân đội cũng ra đời. Quân đội là một hiện tượng lịch sử, ra đời do nhu cầu của các cuộc đấu tranh giai cấp, gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước, bao giờ cũng mang bản chất của một nhà nước nhất định. Thực tiễn đó cho thấy, trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, cả nhà nước và quân đội, ngay từ lúc mới ra đời đã thấm đượm bản chất chính trị của giai cấp đã tổ chức và nuôi dưỡng nó. Không có và không thể có quân đội phi giai cấp, đứng ngoài chính trị. Mọi sự tuyên truyền về thứ “quân đội phi chính trị” chỉ là một sự lừa dối. Bản thân các giai cấp cầm quyền bao giờ cũng sử dụng Quân đội như là một lực lượmg chính trị để bảo vệ quyền lợi của mình.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân, dùng bạo lực cách mạng, đập tan bộ máy Nhà nước của giai cấp tư sản, lập nên Nhà nước chuyên chính vô sản và dùng Nhà nước đó làm công cụ để bảo vệ quyền thống trị của mình đối với toàn thể xã hội. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vẻ vang đó, giai cấp vô sản tất yếu phải có lực lượng vũ trang của giai cấp mình, lãnh đạo lực lượng vũ trang đó cùng với nhân dân lao động đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị và bảo vệ thành quả cách mạng.
Lịch sử cho thấy giai cấp tư sản không bao giờ tự nhường quyền thống trị của mình cho giai cấp vô sản, mà bằng mọi cách thường xuyên tăng cường bộ máy bạo lực khổng lồ để đàn áp, tiêu diệt các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản. Cho nên để có thể chiến thắng được chúng, giai cấp vô sản phải nắm vững và kiên quyết tiến hành bạo lực cách mạng, phải vũ trang trong quần chúng, phải tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng của mình để đập tan bạo lực phản cách mạng của giai cấp tư sản, đập tan bộ máy cai trị của chúng, thiết lập chính quyền mới, thực hiện sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản. Bởi vậy, tiến hành bạo lực cách mạng là con đường , là qui luật để đi đến thắng lợi của cách mạng vô sản. Chính Đảng của giai cấp công nhân chẳng những phải xây dựng cương lĩnh, chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng đúng, mà đặc biệt coi trọng xây dựng lực lượng cách mạng. Trong đó, nhất thiết phải tổ chức ra lực lượng vũ trang nhân dân, mang bản chất giai cấp công nhân, mà lòng cốt là quân đội cách mạng, để cùng toàn dân đánh giặc giữ nước, giàng và giữ chính quyền, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và những thành quả cách mạng đã giành được.
  Quân đội là công cụ bạo lực của giai cấp để tiến hành đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhiệm vụ chính trị của Đảng là mục tiêu chiến đấu của quân đội. Quân đội không có mục tiêu nào khác là chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Chức năng chủ yếu của quân đội là chiến đấu, bảo vệ Đảng, bảo vệ giai cấp, bảo vệ chế độ, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc. Đặc điểm hoạt động của Quân đội là hoạt động tập trung, có sự thống nhất cao, có kỷ luật nghiêm minh, hoạt động theo điều lệnh quân đội và mệnh lệnh của người chỉ huy, yêu cầu hoạt động phải khẩn trương, bí mật,hợp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng... mặt khác điều kiện và môi trường hoạt động của quân đội luôn luôn gắn liền với sự gian khổ,khó khăn ác liệt, gắn liền với đổ máu, hy sinh... Điều kiện hoạt động ấy đòi hỏi cán bộ, chiến sỹ trong quân đội phải có sự giác ngộ cao độ về chính trị, phải có lòng trung thành tuyệt đối với Đảng với Tổ Quốc với Nhân Dân sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì mục tiêu lý tưởng của Đảng.
Thực tiễn trên thế giới cũng cho thấy từ trước đến nay bất kỳ một giai cấp, một lực lượng chính trị - xã hội nào nắm quyền thống trị xã hội thì bao giờ cũng nắm quyền lãnh đạo và chỉ đạo quân đội, bởi Đảng là vắn đề có ý nghĩa sống còn của chế độ xã hội cũng như của giai cấp cầm quyền. Ngược lại nếu tổ chức, lực lượng chính trị - xã hội nào nắm quyền lãnh đạo xã hội mà không nắm quyền lãnh đạo quân đội thì trước sau quyền lãnh đạo xã hội của lực lượng chính trị xã hội ấy cũng bị lật đổ. Bài học xương máu của Liên Xô đã chứng minh: Một quân đội hùng mạnh, được trang bị vũ khí hàng đầu thế giới nhưng lại không bảo vệ được Đảng thậm chí còn quay lại chống Đảng. Sở dĩ như vậy, bởi một trong những sai lầm của Đảng Cộng sản Liên Xô, đã buông lỏng sự lãnh đạo quân đội, để cho quân đội bị phi chính trị hoá, quân đội đã bị mất phương hướng, mục tiêu chiến đấu, từ bỏ lập trường giai cấp, quân đội đứng ngoài chính trị, do vậy chế độ xã hội chủ nghĩa cũng nhanh chóng tan rã và Đảng Cộng sản Liên Xô cũng mất quyền lãnh đạo xã hội.
Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, thực tiễn qua các cuộc kháng chiến vĩ đại đã chứng minh rằng: chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam thì quân đội mới có đường lối quân sự, chính trị cũng như mục tiêu chiến đấu đúng đắn. vì vậy đã giúp cho quân đội có sức mạnh vô địch vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, liên tục giành được những thắng lợi vẻ vang, thực sự là quân đội cách mạng, xứng đáng với danh hiệu mà Đảng, nhà nước và nhân dân trao tặng “Quân đội anh hùng”. Sức mạnh chiến đấu của quân đội, mọi chiến công, thành tích của quân độỉ trong giải phóng dân tộc, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố cơ bản, chủ yếu quyết định sự trưởng thành và chiến thắngcủa Quân đội nhân dân Việt Nam .
  Như vậy, chỉ xét về mặt thực tiễn cũng đã khẳng định chắc chắn rằng: không thể không đặt quân đội dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng.



3 nhận xét:

  1. đây là nguyên tắc xuyên suốt đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, nó có cơ sở lý luận và thực tiễn trong quá trình hình thành, phát triển của quân đội Việt Nam

    Trả lờiXóa
  2. Đảng là cha mẹ, quân đội là con. Thử hỏi có cha mẹ nào muốn chối bỏ trách nhiệm chăm sóc con? (nếu có thì người cha mẹ đó không được bình thường); và những đứa con bao giờ cũng muốn cha mẹ chăm sóc, vỗ về. Ai không làm hoặc làm ngược chân lý ấy thì chưa xứng đáng là những người cha mẹ, những đứa con đúng nghĩa của nó.

    Trả lờiXóa
  3. Bác viết chí phải. Hay. Cho bác 5 sao lun

    Trả lờiXóa