Sự thật hiển nhiên trong quá trình đổi
mới đã minh chững rằng: Thành tựu
của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là do Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách
mạng Việt Nam kết hợp chặt chẽ, biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi đây là một nội dung cốt lõi quan
trọng trong các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng; là khâu đột phá
trong tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đảng ta chủ
trương “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”.
Đổi mới kinh tế qua các văn kiện của Đảng được hiểu là quá trình chuyển đổi nền kinh
tế từ cơ chế tập trung, bao cấp chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập
thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo
định hướng XHCN. Đó là bước chuyển từ nền kinh tế cơ bản là “khép kín” sang nền
kinh tế “mở” đối với khu vực và thế giới, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát
triển văn hóa, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và từng
bước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đổi mới chính trị qua các văn kiện của Đảng được hiểu là đổi mới tư duy
chính trị về CNXH; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính
trị, trước hết là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu
quả quản lý của Nhà nước XHCN nhằm giữ vững ổn đinh chính trị để xây dựng chế
độ XHCN ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt nền dân chủ XHCN nhằm phát huy đầy
đủ quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
và phát triển kinh tế-xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về đổi
mới chính trị, Đại hội XI của Đảng tập trung 3 yếu tố cơ bản, trọng
yếu là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN; mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng
cường kỷ luật, kỷ cương. Đây là ba lĩnh vực cơ bản, trọng yếu mang tính đột phá
trong đổi mới chính trị. Trong đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là cấp
thiết và hàng đầu.
Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Đại hội XI chủ trương: Rà soát, bổ sung, điều chỉnh,
ban hành mới, xây dựng đồng bộ hệ thống các quy chế, quy định, quy trình công
tác để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống
chính trị. Khắc phục tình trạng Đảng bao biện làm thay, hoặc buông lỏng lãnh
đạo các cơ quan quản lý nhà nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đổi mới phong cách, lề lối làm việc
của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ trung ương đến địa phương cơ sở; cải cách
thủ tục hành chính trong Đảng. Đổi mới cách ra nghị quyết, tổ chức thực hiện
nghị quyết, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết.
Đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Đại hội XI của Đảng chủ trương: Nâng cao nhận thức về
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Tiếp tục đối mới tổ chức, hoạt động của bộ
máy nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp
ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và
kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.
Đối với việc mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội
gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Đại hội XI chủ trương: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ
XHCN, trước hết là thực hiện dân chủ trong Đảng. Có cơ chế cụ thể để nhân dân
thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình; chống tập trung, quan liêu, khắc
phục dân chủ hình thức. Phát huy dân chủ đi đôi với đề cao trách nhiệm công
dân, kỷ luật, kỷ cương; phê phán, nghiêm trị hành vi vi phạm quyền làm chủ của
nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ vì mục đích xấu.
Điều quan trọng là Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh phải
lấy mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh “làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi
mới và phát triển” nói chung, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước
ta nói riêng. Tiêu chí này chỉ rõ mục đích của đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị của Đảng ta.
Trong những năm đổi mới, sự kết hợp hài hòa giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị đã đem lại bước chuyền biến tích cực đối với đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội của đất nước, với những thành tựu nổi bật là:
Thứ nhất, thành công lớn nhất và quan trọng nhất có ý nghĩa sống còn đối với dân
tộc Việt Nam là chúng ta tiến hành quá trình đổi mới không phải bắt đầu từ việc
“đổi mới” trong lĩnh vực chính trị như ở Liên Xô và các nước XHCN khác ở Đông
Âu, cũng không đồng thời “đổi mới” ngay lập tức cả hai lĩnh vực chính trị lẫn
kinh tế. Chúng ta rất tỉnh táo và đủ bản lĩnh giữ vững ổn định chính trị, giữ
vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản để làm trục đỡ chính trị cho việc điều chỉnh
và đổi mới kinh tế.
Thứ hai, nhờ
có định hướng chính trị rõ ràng, bằng các chính sách chuyển đổi cơ chế và cơ
cấu phù hợp với yêu cầu khách quan của thực tiễn, kinh tế của nước ta tăng
trưởng vượt bậc, đời sống của nhân dân được cải thiện rỡ rệt. Người dân tin
tưởng vào đường lối đổi mới khi nhận thấy lợi ích của mình được đảm bảo. Nhờ có
tư duy mới và dựa vào lợi ích của nhân dân nên đường lối đổi mới đã gắn chặt
với thực tiễn đất nước, mang “hơi thở” cuộc sống. Bằng các chủ trương, chính
sách vừa có tính định hướng, vừa cụ thể thiết thực, đường lối đổi mới của Đảng
đã đi vào cuộc sống, tạo tiền đề để giải phóng sức sản xuất xã hội, phát huy
tinh thần sáng tạo, tính tích cực chính trị của nhân dân. Nhân dân chủ động
tham gia vào đời sống kinh tế, đời sống chính trị để xây dựng, phát triển kinh
tế, bảo vệ chế độ đã, đang đảm bảo lợi ích cho họ. Nhờ vậy, sau 30 năm đổi mới,
chúng ta đã
giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất
nước thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém
phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường”
Đổi mới là cả một quá trình lâu dài và phức tạp do
thực tiễn luôn vận động và thay đổi. Vì vậy, mọi người cần nhận thức đúng vấn
đề này, không nôn nóng, phiến diện, đừng đánh đồng hiện tượng với bản chất
trong xem xét đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở VIệt Nam.
Ok. Tạm cho 3*
Trả lờiXóa