Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG



NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG
                                           

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân và phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Sau đó, bằng cuộc Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu ngày 06/01/1946, nhân dân ta đã lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) - một nhà nước với thể chế chính trị dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử của dân tộc Vệt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Qua hơn 68 năm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ đó là: Tổ chức bộ máy ngày càng được củng cố và hoàn thiện; phương thức hoạt động thường xuyên được đổi mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp phát triển nền kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước ta ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Đó là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp, được xây dựng, tổ chức và hoạt động trên cơ sở những quy định của hiến pháp, pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta còn tồn tại nhiều hạn chế, khuyết điểm đó là: Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, chưa thống nhất; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu, cải cách tư pháp còn chậm; tổ chức bộ máy ở một số cơ quan chưa hợp lý; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra, bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách có hiệu quả … Những hạn chế đó đã và đang gây ra những cản trở không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội; làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước và tính đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Triệt để lợi dụng những mặt hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của ta, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách công kích, chống phá với những âm mưu và hành động hết sức nguy hiểm trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nhận thức rõ bản chất không thay đổi của các thế lực thù địch chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình hiện nay. Để chống lại những âm mưu, thủ đoạn và hành động thâm độc của chúng trên mặt trận chính trị tư tưởng, chúng ta cần làm tốt một số nội dung sau:
Thứ  nhất, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước và ý thức trách nhiệm trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; giáo dục lối sống văn hóa, lành mạnh xã hội chủ nghĩa cho mọi công dân. Trong đó, trước hết cần tập trung vào xây dựng cho thế hệ trẻ ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh kiên quyết, triệt để với những âm mưu và hành động xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đối với Đảng và Nhà nước ta.
Thứ hai, cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan công quyền để quy rõ trách nhiệm và không để bị chồng chéo trong thực thi nhiệm vụ; tiếp tục đổi mới, xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, bảo đảm Nhà nước thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân để tạo niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước. Phải nâng cao chất lượng quy hoạch, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục gây phiền hà cho tổ chức và cho nhân dân; tăng cường thực thi pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ cương, kỷ luật trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Thứ ba, tăng cường bồi dưỡng bản chất giai cấp công nhân và nâng cao bản lĩnh chính trị cho quân đội nhân dân, công an nhân dân. Phải giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang, bảo đảm quân đội và công an luôn là lực lượng nòng cốt, là công cụ bạo lực sắc bén sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trước mọi âm mưu, thủ đoạn và hành động chống phá của kẻ thù, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và bảo vệ nhân dân.
Thứ tư, thường xuyên quan tâm làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; nghiên cứu, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức và nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ một cách phù hợp nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ năm, đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí trong Đảng, các tổ chức chính trị, đoàn thể và trong từng cơ quan, đơn vị. Đó chính là một bước hướng tới làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền và trong toàn hệ thống chính trị xã hội. Nhiệm vụ này vừa cấp bách, vừa lâu dài, là vấn đề sống còn đối với Đảng và Nhà nước ta. Bởi tham nhũng, lãng phí hiện nay đã xuất hiện ở nhiều cơ quan công quyền và trở thành nỗi “nhức nhối” của xã hội. Nếu không ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng, lãng phí sẽ làm suy yếu nội bộ Đảng và biến chất bộ máy nhà nước; làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chúng ta cần xử lý nghiêm, kiên quyết đưa ra khỏi tổ chức những cán bộ có hành vi tham nhũng, lãng phí để tránh hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” và có cơ chế thiết thực khuyến khích, bảo vệ người tham gia đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Cùng với các biện pháp trên, trong tình hình hiện nay cần nâng cao năng lực xử lý một cách hài hòa, giữ đúng nguyên tắc giải trong quyết những vấn đề “nhạy cảm”, những điểm “nóng” về nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, khiếu kiện đất đai, chế độ, chính sách,… cho các cơ quan chức năng; có cơ chế quản lý chặt chẽ các phương tiện truyền thông như báo, đài, mạng internet,… và phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, của mọi công dân đặc biệt trên những địa bàn chiến lược, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, … để kịp thời phát hiện và đấu tranh có hiệu quả làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch./.

1 nhận xét: