Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

"Lòng trung thành" của nhóm thư ngỏ 61



"Lòng trung thành” của nhóm thư ngỏ 61

Hiện nay, trên mạng Internet có nhiều ý kiến tranh luận về bức thư ngỏ của 61 đảng viên “trung thành” gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới lăng kích của các tác giả khác nhau về cùng một vấn đề, có nhiều tác giả đăng bài phản đối kịch liệt, cũng lắm người tán thưởng vỗ tay, người nói thế này, người nói thế khác, cũng có người dùng các thủ thuật để che giấu mục đích của mình.
Với bức thư được đăng tải ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng, “61 Đảng viên trung thành” đã lựa chọn thời điểm hết sức “hợp lý”, phần nào thể hiện sự “quan tâm lo lắng” của họ đến thời cuộc, đến vận mệnh của Đảng, tương lai thể chế chính trị của nước nhà.
Sự thật về lòng "trung thành" của nhóm thư ngỏ 61
Bản thân tôi cũng chú ý đến câu chuyện về bức thư này và đã đọc nhiều bài viết của nhiều tác giả, với nhiều hướng khác nhau. Nhất là, sau khi đọc bài của Minh Tâm về trường hợp ông Đoàn Văn Phương một trong 61 người được cho là ký tên vào thư ngỏ. Theo bài viết, ông Phương vừa không là Đảng viên, lại vừa không biết gì về bức thư này. Sau đó, tôi đã cất công tìm hiểu thêm về những nhân vật của nhóm người tự xưng là “61 Đảng viên trung thành với Đảng” này, mà theo thông tin đăng tải là đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh và thật bất ngờ khi trường hợp của ông Phương không phải là trường hợp duy nhất, mà trong nhóm người này còn có nhiều nhân vật khác cũng gần như vậy. Sau khi tìm hiểu, thì có 22 người đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, trong số đó, một số nhân vật thời gian gần đây nổi tiếng trên mạng với những ý kiến đi ngược đường lối chủ trương của Đảng, tham gia vào nhiều thư ngỏ khác nhau nhưng cùng một mục tiêu đó là đòi Đảng từ bỏ vị trí cầm quyền, kích động biểu tình gây mất ổn định an ninh trật tự như Kha Lương Ngãi, Hà Quang Vinh, Tương Lai, Lê Công Giàu, Hạ Đình Nguyên… Đặc biệt hơn, trong đó có người đã bỏ sinh hoạt Đảng từ lâu, không còn là Đảng viên nữa như Lữ Phương; có người thì đã đi định cư tại nước ngoài, không tham gia bất kỳ sinh hoạt nào của Đảng là Cao Lập, thế mà họ vẫn tự xưng là Đảng viên, là Đảng viên “trung thành”.
Như vậy có thể thấy rõ rằng, tự nhận là nhóm Đảng viên “trung thành” nhưng lại có nhiều người không còn là Đảng viên nữa, hay không tham gia sinh hoạt Đảng nữa, vậy nhóm người này gửi thư ngỏ với mục đích gì? Có đúng thật là vì Đảng, vì sự phát triển của đất nước không, hay là do một thế lực nào đó, một tổ chức nào đó lôi kéo, tập hợp lại, rồi mượn danh Đảng viên, mượn danh “yêu nước” mà tạo nên một sự hỗn loạn về thông tin, gieo rắc những mầm mống độc hại cho xã hội tạo nên sự bất ổn về tư tưởng, an ninh, gây nhiễu loạn, gây bất ổn trong quần chúng nhân dân, chia rẽ mối đoàn kết của dân tộc. Ngoài 22 người đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, số còn lại của nhóm này phần đông đang ở Hà Nội, vậy trong số đó có trường hợp nào giống như các nhân vật vừa nêu hay không? Đề nghị các cơ quan chức năng của Hà Nội sớm công khai để mọi người hiểu rõ bộ mặt thật của nhóm tự xưng là 61 đảng viên “trung thành” này.
Trong giai đoạn mà toàn Đảng, toàn dân đang chuẩn bị cho một đợt sinh hoạt chính trị trọng đại là Đại hội lần thứ XII của Đảng, bên cạnh những phấn đấu, quyết tâm của đại bộ phận đảng viên và quần chúng nhân dân phải chăng là một dàn hợp xướng lỗi nhịp của những cái gọi là nhóm 61, nhóm 72, nhóm café nhân quyền, nhóm họp mặt dân chủ, nhóm nhà báo, nhà văn độc lập…, cho dù khoác lên mình tấm áo mới là chống Trung Quốc, nhưng thực chất là chống lại đường lối đối ngoại sáng tạo, độc lập tự chủ của Đảng và Nhà nước. Các nhóm này thông qua nhiều con đường khác nhau, nhiều phương thức khác nhau, nhưng mục đích cuối cũng vẫn là tiếp tay cho Việt Tân và các tổ chức phản động lưu vong chống lại sự lãnh đạo của Đảng, chống lại sự phát triển của đất nước, gây chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, cũng như làm tổn hại niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng.
Mỗi một người dân đều có cách yêu nước của chính mình, nhưng yêu nước phải gắn với xây dựng và bảo vệ đất nước, đừng biến tình cảm thiêng liêng đó thành cơ hội cho việc tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, bóp méo sự thật, tạo sự mơ hồ, gây ra những lệch lạc về mặt tư tưởng, tạo ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Trong muôn vàn khó khăn của thời cuộc, chặng đường đi đến đích cuối cùng còn dài, thử thách còn nhiều và chắc sẽ còn nhiều kẻ như những nhóm người này, mượn danh vì dân tộc, vì đất nước hay khoác lên mình tấm áo dân chủ rồi tự cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói bất chấp cả kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cho dù họ có cố gắng nói như thế nào đi chăng nữa, thực tiễn vẫn là thước đo đúng đắn nhất của chân lý, và rằng bánh xe lịch sử sẽ nghiền nát tất cả những gì cản đường phát triển của đất nước của dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét