KHÔNG THỂ “ĐÁNH LẬN CON ĐEN” TRONG VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM
Ngày 31/7/2023 vừa qua, Liên minh châu Âu
(EU) công bố Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm
2022. Xem xét một cách toàn diện những đánh giá đề cập đến Việt Nam cho thấy
nhiều nội dung phiến diện, thiếu khách quan, đồng thời cũng tạo nhận thức lệch
lạc về tình hình đất nước, con người Việt Nam, là cái cớ để các thế lực xấu vin
vào chống phá Đảng, Nhà nước.
Với gần 200 trang, báo cáo của EU đánh giá tình hình nhân
quyền, dân chủ trên toàn thế giới. Quy kết thiếu thực tiễn tình hình dân chủ,
nhân quyền ở Việt Nam, báo cáo này đánh giá rằng, những hạn chế đối với các
quyền chính trị và dân sự ở Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2022, đặc
biệt là đối với quyền tự do biểu đạt và lập hội. Báo cáo cho rằng, không gian
dành cho xã hội dân sự liên tục bị thu hẹp.
Thực tế, sau 36 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đạt được những
thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ
quyền con người. Đại hội XIII của Đảng đặt nhân tố con người, an ninh con người
làm trung tâm của mọi hoạt động, bảo vệ an ninh con người vừa là mục tiêu phấn
đấu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội và xây dựng, phát
triển đất nước trường tồn, thịnh vượng. Văn kiện Đại hội XIII xác định: “Chú
trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của
người dân”, do vậy bảo vệ an ninh quốc gia cũng chính là bảo vệ cuộc sống của
người dân. Xã hội văn minh ngày càng đề cao con người, bao gồm cả quyền chính
trị, quyền dân sự, quyền xã hội như là trung tâm, động lực và mục tiêu của phát
triển. Vì vậy, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là vấn đề
quan trọng, là nội dung cơ bản của bất kỳ một bản hiến pháp nào trên thế giới.
Lợi dụng vấn đề này, các thế
lực thù địch và các đối tượng phản động thông qua các mạng xã hội chủ
yếu là Facebook… xuyên tạc, phủ nhận thành quả về nhân quyền ở
Việt Nam hiện nay, lực lượng phản động người Việt ở nước ngoài và
những cá nhân người Việt trong nước bị các thế lực phản động nước ngoài mua chuộc, lợi dụng để chống phá nền tảng tư tưởng và chế độ
chính trị - xã hội tại Việt Nam. Bên cạnh đó, là những người nghiên cứu lý
luận, hoạt động chính trị đảng phái tại một số nước phương Tây và cả những
người cơ hội chủ nghĩa, suy thoái về tư tưởng, chính trị tại Việt Nam.
Hầu hết các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về nhân quyền ở Việt Nam hiện nay
thường tập trung vào hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận các giá trị lý
luận, thực tiễn về dân chủ, nhân quyền, như lợi dụng các hiệp định, dự án hợp
tác với nước ngoài, nhằm phá hoại và làm chệch hướng XHCN của nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam; kích động vấn đề dân tộc thiểu số và xuyên tạc Việt Nam có
“hai chính sách tôn giáo”: Chính sách bảo đảm trên hình thức và “chính sách”
không bảo vệ, không bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số trong thực tế thông
qua “cơ chế xin - cho” và tạo lập các “tôn giáo quốc doanh”. Trong các báo báo về tình hình nhân quyền
trên thế giới, phần viết về Việt Nam, họ thường phê phán, xuyên tạc Chính phủ
Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do hội họp; hay
xuyên tạc cái gọi là “việc áp dụng một cách bất công Bộ luật hình sự”. Họ cho
rằng, Việt Nam có chính sách hai mặt trong việc giam giữ tù nhân chính trị:
công khai thì khép vào tội “vi phạm luật pháp” nhưng thực tế là “tù nhân lương
tâm”, “tù nhân chính trị”; hay các luận điệu xuyên tạc về sử dụng cách tra tấn,
bức cung, nhục hình đối với những người bị tạm giữ, tạm giam; bắt giữ và xét xử
tùy tiện; duy trì án tử hình; cáo buộc tình trạng đàn áp, ngăn chặn, cản trở
hoạt động của luật sư...
Bên cạnh đó, các hoạt động xâm nhập, kích động, nhằm thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hoá” như đòi Nhà nước Việt Nam phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn
về các quyền dân sự, chính trị (tự do lập hội, tự do xuất bản báo chí tư nhân,
hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước...) tương tự các quốc gia
phát triển phương Tây. Họ gắn dân chủ, nhân quyền với các vấn đề hợp tác phát
triển, dân chủ, tôn giáo, tiếp cận thông tin và các hoạt động lập pháp, hành
pháp, tư pháp... Đặc biệt, họ đòi dân sự hóa hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng,
an ninh, nhằm thúc đẩy phát triển xã hội dân sự. Họ móc nối và tìm cách mua
chuộc bằng tiền, hiện vật có giá trị để làm thay đổi tư tưởng, dẫn đến “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong một số cán bộ, đảng viên, nhất là ở cấp chiến lược
và cơ quan trọng yếu nhằm thay đổi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước theo hướng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm chệch
hướng XHCN trong bảo đảm dân chủ, nhân quyền và quá trình đổi mới đất nước nói
chung.
Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch thể hiện khá rõ nhằm kích động
các cá nhân, tổ chức trong nước tổ chức bạo động, bạo loạn thông qua cái gọi là
“biểu tình ôn hòa” hay nhờ các tổ chức, chính phủ nước ngoài khiếu kiện Việt
Nam. Một số
cá nhân, tổ chức đã lợi dụng diễn đàn của Hội đồng nhân
quyền của Liên hợp quốc nhằm vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con
người; hay tăng cường trao giải cho các đối tượng chống đối để tạo dựng “ngọn
cờ” chống phá Nhà nước Việt Nam. Thông qua những “ngọn cờ” này, kích động, lôi
kéo, tập hợp và phát triển lực lượng chính trị đối lập theo kiểu “đa nguyên, đa
đảng” ở nước ta.
Về phương thức, cách thức chống phá hiện nay, các thế lực phản động, thù
địch triệt để sử dụng truyền thông đại chúng, đặc biệt là mạng internet, xuất
bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong nước; tài trợ
cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chuyên chống phá Việt Nam (như VOA tiếng
Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ, HRW...) để xuyên tạc, kích động về tư tưởng,
chính trị. Họ lợi dụng các sai sót trong công tác quản lý nhà nước để xuyên
tạc, kích động khiếu kiện, biểu tình trái phép. Họ tổ chức các hội thảo để xem
xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử, tuy âm thầm nhưng tác hại lâu dài,
rất thâm độc. Các thế lực thù địch dùng chiêu bài “mớm lời”, “rắc thính”,
kích động để không chỉ gây tâm lý hoang mang, hoài nghi, suy thoái về tư tưởng
chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Trước thực tế đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong
hệ thống chính trị và toàn xã hội cần nâng cao bản lĩnh, trí tuệ để nhận diện
và vạch trần bản chất của các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về nhân
quyền ở Việt Nam hiện nay. Vì thực chất, đấu tranh trên mật trận tư tưởng lý
luận về dân chủ, nhân quyền còn phản ánh cuộc đấu tranh về tư tưởng chính trị -
pháp lý giữa hai loại hình giá trị tư tưởng XHCN và tư sản. Đây là đặc điểm có
tính bản chất của cuộc đấu tranh không có giới tuyến địch - ta rõ ràng, mà nằm
ngay trong nhận thức của mỗi người và mỗi tổ chức. Vì thế, nhân dân, trước tiên
là mỗi cán bộ, đảng viên, đều là chủ thể đấu tranh với các thế lực thù địch
trên lĩnh vực này. Trong phương thức đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực dân
chủ, nhân quyền cần coi trọng cách thức, phương pháp, biện pháp tư tưởng chính
trị, như truyền thông, vận động nhằm nâng cao nhận thức, tích cực phòng - chống
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và coi trọng cách thức kết hợp trong đối thoại
có đấu tranh, trong đấu tranh có đối thoại.
Mỗi người dân Việt Nam yêu nước hãy hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng.
Trả lờiXóa