KHÔNG THỂ PHỤ NHẬN GIÁ
TRỊ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM
Trà
Lân
Từ khi thông tin Việt Nam
là quốc gia duy nhất của ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm
kỳ 2023-2025, các thế lực thù địch, phản động, số cá nhân, tổ chức thiếu thiện
chí trong và ngoài nước đã lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền,
xuyên tạc, vu cáo về việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam và phủ nhận những
đóng góp của Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người đối với cộng đồng
quốc tế. Họ còn đưa ra các “thư ngỏ”, “kiến nghị” gửi đến các thành viên của
Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đề nghị không bầu chọn Việt Nam vào thành viên Hội
đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.
Họ đưa ra những luận điệu
vu cáo “Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”, “Việt Nam không đủ tiêu chuẩn
vào thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc”, “Việt Nam xem giá trị dân
chủ, nhân quyền như kẻ thù”; cổ xúy quan điểm “đa đảng là dân chủ, độc đảng là
độc tài”, “Việt Nam phải đa đảng đối lập để có dân chủ thật sự”, “muốn thực sự
có dân chủ cho người dân và phát triển xã hội phải thực hiện đa nguyên, đa
đảng”… Một số tổ chức ở ngoài nước sử dụng chiêu bài bôi lem vấn đề nhân quyền
ở Việt Nam bằng cách bình chọn, trao “giải thưởng nhân quyền” cho các đối tượng
phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của
cá nhân, tổ chức, lợi ích Nhà nước để tạo dựng ngọn cờ chống phá và hạ thấp uy
tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thực tế, luận điệu mà các
thế lực thù địch, phản động, những cá nhân, tổ chức chống phá đưa ra đều phản
ánh sai lệch, xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, những đóng góp của Việt
Nam đối với việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong thời gian qua. Kết quả
lần thứ 2 được bầu chọn vào thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc với số
phiếu cao đã bác bỏ những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch phủ nhận, vu
cáo về thực tiễn tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Chính Liên Hợp quốc cũng
đã xác nhận: Việt Nam đứng thứ hai trong khối châu Á – Thái Bình Dương và thứ 9
trên 135 nước về tỷ lệ phụ nữ làm việc trong Chính phủ. Việt Nam là nước đầu
tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về
quyền trẻ em. Đến nay, Việt Nam đã ký kết, gia nhập hầu hết các công ước quốc
tế về quyền con người. Mới đây, Việt Nam đã bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia
theo Cơ chế Kiểm định phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên
Hợp quốc ngày 04/7/2019 tại Geneva (Thụy Sỹ) khẳng định nỗ lực và thành tựu của
Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, được cộng đồng quốc tế ghi
nhận, đánh giá cao. Sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những thành tựu của
Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người là những minh chứng sinh động bác
bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Với tư cách là thành viên
của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 – 2016), Việt Nam đã có
nhiều đóng góp quan trọng, là thành viên tích cực, được Liên Hợp quốc và các
nước ghi nhận, đánh giá cao. Tại khóa họp lần thứ 73 ở trụ sở Liên Hợp quốc
ngày 7/6/2019, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 với số phiếu gần
tuyệt đối (192/193 phiếu). Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng
Bảo an Liên Hợp quốc trong tháng 1 và tháng 4 năm 2021 với nhiều dấu ấn, đóng
góp, nhất là vấn đề bảo đảm quyền con người trong đại dịch COVID-19 được cộng
đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và thể hiện uy tín, vị thế quốc tế ngày
càng tăng của Việt Nam.
Thành tựu đảm bảo nhân
quyền tại Việt Nam trên các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là những thành
tựu của Việt Nam trong việc phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm quyền sống là
quyền cao nhất trong đại dịch COVID-19 là những minh chứng rõ nét nhất trong
bảo đảm quyền của con người trước những biến cố, đại dịch mà người dân trên
toàn thế giới phải đương đầu. Đó là những con số sống động, khách quan, được
khẳng định từ thực tiễn và chính người dân Việt Nam hiểu hơn ai hết giá trị bảo
đảm quyền con người trong gian lao, thử thách của đại dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét