Đối với thế hệ trẻ, những quan điểm của Người về tự
phê bình và phê bình có nội dung rất sâu sắc và mang ý nghĩa thực tiễn to lớn.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình là rất cần thiết hiện
nay. Tuy nhiên, tự phê bình và phê bình theo tư tưởng của Người là cần có văn
hóa. Vậy chúng ta phải làm gì khi vận dụng vào đấu tranh, phê bình trong đời sống
hàng ngày cũng như đấu tranh với các luận điệu sai trái trên mạng hiện nay.
Mặc dù tự phê bình và phê bình là hình thức dân chủ
trong Đảng, nhưng tự phê bình và phê bình diễn ra thông qua lăng kính chủ quan
của mỗi người. Vì vậy, nó thường đụng chạm trực tiếp đến “thể diện”, “lợi ích”,
tác động đến tư tưởng tình cảm, tâm lý, đến những vấn đề riêng tư, tế nhị trong
“cái tôi” của mỗi cán bộ, học viên, dễ làm “tổn thương” đến quan hệ tình cảm,
quan hệ lợi ích vốn rất phức tạp trong cuộc sống. Trong sinh hoạt tự phê bình
và phê bình không thể tránh khỏi sự đấu tranh trong nhận thức, tư tưởng của mỗi
người; giữa lợi ích chung của tập thể đơn vị với lợi ích cá nhân; giữa cái mới,
cái tích cực, cái tiến bộ với cái cũ, cái lạc hậu… Chính vì vậy, khi phê bình cần
có tính văn hóa, phê bình đúng lúc, đúng chỗ. Cũng là phê bình tại sao có người
nói sâu sắc mà dễ nghe, dễ vào, dễ tiếp thu, ngược lại có người phê bình đúng đấy
nhưng lại thấy khó chịu, khó chấp nhận. Đó chính là văn hóa phê bình. Chủ tịch
Hồ Chí Minh ví việc phê bình người khác như là khi ta có cái bánh ngon mời bạn
vậy, nếu biết cách mời đúng lúc bạn đang đói, đang cần thì chẳng những bạn đón
nhận ngay mà còn cảm ơn ta nữa. Ngược lại, nếu mời bạn khi đã “no xôi, chán
chè” thì dù bánh có ngon đến mấy bạn cũng sẽ từ chối, bởi không biết để vào đâu
được nữa.
Để việc
phê bình trong tập thể thực sự có văn hóa, vì sự tiến bộ, trưởng thành của mỗi
cán bộ, đảng viên thì việc xây dựng đội ngũ cấp ủy, bí thư chi bộ, cán bộ chỉ
huy các cấpphải có phẩm chất văn hóa, đạo đức cách mạng trong sáng, có phương
pháp quản lý chỉ huy khoa học là điều có ý nghĩa rất quan trọng.
Bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa