Để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam , chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch đã cổ súy cho luận điệu "đa nguyên, đa đảng”. Chúng cho rằng,
đa nguyên, đa đảng mới bảo đảm dân chủ rộng rãi trong xã hội, còn chế độ chính
trị một đảng là đối lập với dân chủ, rằng muốn thực hiện dân chủ nhất thiết
phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng.
Ngay từ khi chủ nghĩa xã hội xuất
hiện, thuyết đa nguyên chính trị, đa đảng đã trở thành công cụ tư tưởng để giai
cấp tư sản chống lại các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và các
trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô
chính phủ nhằm chống lại nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa
đảng và các tổ chức chính trị đối lập nhằm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của các đảng
cộng sản, từng bước đẩy đảng cộng sản ra khỏi vị trí lãnh đạo xã hội, đòi xây
dựng nhà nước theo hình mẫu pháp quyền tư sản - bề ngoài đại diện cho lợi
ích của tất cả các nhóm và các đảng phái đối lập nhau, nhưng thực chất là đại
diện cho lợi ích của giai cấp tư sản.
Đa nguyên, đa đảng trong chế độ tư bản, dựa
trên quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chỉ mang
lại dân chủ cho thiểu số giai cấp bóc lột, không mang lại dân chủ đầy đủ và
rộng rãi cho quần chúng nhân dân lao động, nên không thể là hình mẫu lý tưởng,
giá trị chung mà có thể áp đặt cho các nước. Ngược lại, trong chế độ xã
hội chủ nghĩa, như ở Việt Nam
hiện nay, thực hiện chế độ một đảng cũng không triệt tiêu dân chủ. Bởi vì, Đảng
Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội
tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc; đại biểu trung thành cho
lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Mục đích
của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công
bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa
xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đó cũng là ý chí, nguyện vọng của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đồng thời, Đảng Cộng sản
Việt Nam
được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều đó
bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng. Mặt khác, Đảng Cộng sản
Việt Nam thực hiện vai trò lãnh đạo xã hội bằng nghị quyết, thông qua đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Trong quá trình xác định đường lối, chủ
trương chính sách, Đảng lấy ý kiến dân chủ rộng rãi trong xã hội. Khi mà mọi tổ
chức chính trị xã hội, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân đều có thể đóng góp
với Đảng, phản biện cho Đảng, thì không thể nói là triệt tiêu dân chủ.
Thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong
công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và những thành tựu to lớn của
hơn hai mươi năm đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
đạo đã chứng tỏ rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ có khả năng lãnh đạo
nhân dân Việt Nam tiến hành đấu tranh giành độc lập dân tộc, mà còn có khả năng
lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước trên con đường đi tới mục tiêu "dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Hiện nay, ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam
không phủ nhận quá trình đa dạng hoá sự phát triển của xã hội, chủ trương phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) với đa dạng hóa hình thức sở hữu (sở
hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sỡ hữu hỗn hợp),… Tuy nhiên,
Việt Nam không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, còn bởi vì, đa nguyên, đa đảng còn
là thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm gây nên tình trạng chia rẽ, mất ổn
định đất nước, từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và làm sụp đổ chế độ
xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động và các thế lực thù địch nhất định sẽ bị lột trần và thất bại
Trả lờiXóa